Về việc hợp tác quốc tế Bộ Giáo dục và Đào tạo có nhiệm vụ, quyền hạn gì theo quy định hiện nay?
Về việc hợp tác quốc tế Bộ Giáo dục và Đào tạo có nhiệm vụ, quyền hạn gì?
Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hợp tác quốc tế theo khoản 14 Điều 2 Nghị định 86/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
...
14. Về hợp tác quốc tế
a) Trình Chính phủ quyết định chủ trương, biện pháp để tăng cường và mở rộng quan hệ với nước ngoài và các tổ chức quốc tế; việc ký, phê chuẩn, phê duyệt hoặc gia nhập và biện pháp bảo đảm thực hiện điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước hoặc nhân danh Chính phủ về giáo dục thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ;
b) Tổ chức đàm phán, ký điều ước quốc tế theo ủy quyền của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và tổ chức thực hiện kế hoạch hợp tác quốc tế, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên thuộc phạm vi quản lý nhà nước về giáo dục của bộ;
c) Tham gia các tổ chức quốc tế theo phân công của Chính phủ; ký kết và tổ chức thực hiện thỏa thuận quốc tế nhân danh bộ theo quy định của pháp luật;
d) Trình Chính phủ ban hành quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục;
đ) Quản lý, hướng dẫn cơ sở giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của bộ thực hiện hợp tác quốc tế trong giảng dạy, đào tạo, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ về giáo dục;
e) Ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành quy định về quản lý hoạt động của cơ sở giáo dục có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam;
g) Ban hành quy định về quản lý, hướng dẫn cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản lý nhà nước về giáo dục của bộ về tiếp nhận đào tạo và quản lý người nước ngoài học tập tại Việt Nam;
h) Thực hiện quản lý nhà nước đối với công dân Việt Nam ra nước ngoài học tập, giảng dạy, nghiên cứu khoa học và trao đổi học thuật thuộc phạm vi quản lý nhà nước về giáo dục của bộ.
Theo đó, về việc hợp tác quốc tế Bộ Giáo dục và Đào tạo có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
- Trình Chính phủ quyết định chủ trương, biện pháp để tăng cường và mở rộng quan hệ với nước ngoài và các tổ chức quốc tế; việc ký, phê chuẩn, phê duyệt hoặc gia nhập và biện pháp bảo đảm thực hiện điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước hoặc nhân danh Chính phủ về giáo dục thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ;
- Tổ chức đàm phán, ký điều ước quốc tế theo ủy quyền của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và tổ chức thực hiện kế hoạch hợp tác quốc tế, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên thuộc phạm vi quản lý nhà nước về giáo dục của bộ;
- Tham gia các tổ chức quốc tế theo phân công của Chính phủ; ký kết và tổ chức thực hiện thỏa thuận quốc tế nhân danh bộ theo quy định của pháp luật;
- Trình Chính phủ ban hành quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục;
- Quản lý, hướng dẫn cơ sở giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của bộ thực hiện hợp tác quốc tế trong giảng dạy, đào tạo, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ về giáo dục;
- Ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành quy định về quản lý hoạt động của cơ sở giáo dục có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam;
- Ban hành quy định về quản lý, hướng dẫn cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản lý nhà nước về giáo dục của bộ về tiếp nhận đào tạo và quản lý người nước ngoài học tập tại Việt Nam;
- Thực hiện quản lý nhà nước đối với công dân Việt Nam ra nước ngoài học tập, giảng dạy, nghiên cứu khoa học và trao đổi học thuật thuộc phạm vi quản lý nhà nước về giáo dục của bộ.
Bộ Giáo dục và Đào tạo (Hình từ Internet)
Bộ Giáo dục và Đào tạo có vị trí và chức năng như thế nào?
Căn cứ Điều 1 Nghị định 86/2022/NĐ-CP Bộ Giáo dục và Đào tạo có vị trí và chức năng như sau:
Bộ Giáo dục và Đào tạo là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm, giáo dục đại học, giáo dục thường xuyên về: mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục; quy chế thi, tuyển sinh, đào tạo và văn bằng, chứng chỉ;
Đồng thời thực hiện phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu; cơ sở vật chất và thiết bị trường học; bảo đảm chất lượng, kiểm định chất lượng giáo dục; quản lý nhà nước về tiếng Việt và tiếng các dân tộc; quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ.
Bộ Giáo dục và Đào tạo bao gồm những tổ chức, đơn vị nào?
Theo Điều 3 Nghị định 86/2022/NĐ-CP quy định về cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo như sau:
- Vụ Giáo dục Mầm non.
- Vụ Giáo dục Tiểu học.
- Vụ Giáo dục Trung học.
- Vụ Giáo dục Đại học.
- Vụ Giáo dục thể chất.
- Vụ Giáo dục dân tộc.
- Vụ Giáo dục thường xuyên.
- Vụ Giáo dục Quốc phòng và An ninh.
- Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh, sinh viên.
- Vụ Tổ chức cán bộ.
- Vụ Kế hoạch - Tài chính.
- Vụ Cơ sở vật chất.
- Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường.
- Vụ Pháp chế.
- Văn phòng.
- Thanh tra.
- Cục Quản lý chất lượng.
- Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục.
- Cục Công nghệ thông tin.
- Cục Hợp tác quốc tế.
- Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam.
- Báo Giáo dục và Thời đại.
- Tạp chí Giáo dục.
Nguyễn Anh Hương Thảo
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Bộ Giáo dục và Đào tạo có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Luật ngân sách nhà nước mới nhất? Có những văn bản nào hướng dẫn thi hành Luật ngân sách nhà nước mới nhất?
- Mua trả chậm là gì? Nghĩa vụ trả tiền trong hợp đồng mua trả chậm được quy định thế nào theo pháp luật hiện nay?
- Bài tuyên truyền Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân 18 11? Bài tuyên truyền kỷ niệm 94 năm Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc 2024?
- Trang trí khánh tiết đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 2030 theo Công văn 9743 như thế nào?
- Khẩu hiệu chào mừng ngày 20 11 ngắn gọn? Khẩu hiệu chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 2024 ý nghĩa?