Người được bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm bao phải thông báo ngay cho người bảo hiểm biết những gì khi nhận được thông tin liên quan đến gửi hàng?
- Người bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm bao có phải cấp giấy chứng nhận bảo hiểm cho mỗi chuyến hàng không?
- Nhận được thông tin liên quan đến gửi hàng, người được bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm bao phải thông báo ngay cho người bảo hiểm biết những gì?
- Người bảo hiểm có quyền chấm dứt hợp đồng bảo hiểm bao khi nào? Phải thông báo cho nhau biết trước bao nhiêu ngày?
- Người được bảo hiểm có nghĩa vụ như thế nào?
Người bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm bao có phải cấp giấy chứng nhận bảo hiểm cho mỗi chuyến hàng không?
Căn cứ theo Điều 316 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định về bảo hiểm bao như sau:
Bảo hiểm bao
1. Bảo hiểm bao là loại bảo hiểm trọn gói, được áp dụng đối với đối tượng bảo hiểm là một loại hàng hóa hoặc một số hàng hóa mà người được bảo hiểm gửi đi hoặc nhận được trong một thời hạn nhất định.
2. Người bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm bao có nghĩa vụ cấp đơn bảo hiểm hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm cho mỗi chuyến hàng hoặc cho từng đơn vị hàng hóa theo yêu cầu của người được bảo hiểm.
Theo đó, bảo hiểm bao là loại bảo hiểm trọn gói, được áp dụng đối với đối tượng bảo hiểm là một loại hàng hóa hoặc một số hàng hóa mà người được bảo hiểm gửi đi hoặc nhận được trong một thời hạn nhất định.
Người bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm bao có nghĩa vụ cấp đơn bảo hiểm hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm cho mỗi chuyến hàng hoặc cho từng đơn vị hàng hóa theo yêu cầu của người được bảo hiểm.
Hợp đồng bảo hiểm bao (Hình từ Internet)
Nhận được thông tin liên quan đến gửi hàng, người được bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm bao phải thông báo ngay cho người bảo hiểm biết những gì?
Theo khoản 1 Điều 317 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định về việc thực hiện hợp đồng bảo hiểm bao như sau:
Thực hiện hợp đồng bảo hiểm bao
1. Người được bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm bao có nghĩa vụ thông báo ngay cho người bảo hiểm biết sau khi nhận được các thông tin liên quan đến việc gửi hàng hoặc nhận hàng và mỗi lần đều phải thông báo tên tàu biển, tuyến hành trình, hàng hóa và số tiền bảo hiểm, kể cả trường hợp người bảo hiểm nhận được thông báo thì có thể hàng đã được gửi hoặc đã đến cảng trả hàng.
...
Như vậy, người được bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm bao có nghĩa vụ thông báo ngay cho người bảo hiểm biết sau khi nhận được các thông tin liên quan đến việc gửi hàng hoặc nhận hàng.
Mỗi lần đều phải thông báo tên tàu biển, tuyến hành trình, hàng hóa và số tiền bảo hiểm, kể cả trường hợp người bảo hiểm nhận được thông báo thì có thể hàng đã được gửi hoặc đã đến cảng trả hàng.
Người bảo hiểm có quyền chấm dứt hợp đồng bảo hiểm bao khi nào? Phải thông báo cho nhau biết trước bao nhiêu ngày?
Theo khoản 2 Điều 317 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định về việc thực hiện hợp đồng bảo hiểm bao như sau:
Thực hiện hợp đồng bảo hiểm bao
...
2. Trường hợp người được bảo hiểm cố ý hoặc do cẩu thả mà không thực hiện nghĩa vụ quy định tại khoản 1 Điều này thì người bảo hiểm có quyền chấm dứt hợp đồng bảo hiểm bao và vẫn được hưởng phí bảo hiểm tương tự như trong trường hợp hợp đồng được thực hiện.
Đồng thời, căn cứ theo Điều 318 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định về chấm dứt hợp đồng bảo hiểm bao như sau:
Chấm dứt hợp đồng bảo hiểm bao
Các bên có quyền yêu cầu chấm dứt hợp đồng bảo hiểm bao với điều kiện phải thông báo cho nhau biết trước 90 ngày.
Theo quy định trên, người bảo hiểm có quyền chấm dứt hợp đồng bảo hiểm bao trong trường hợp người được bảo hiểm cố ý hoặc do cẩu thả mà không thực hiện nghĩa vụ thông báo ngay cho người bảo hiểm biết sau khi nhận được các thông tin liên quan đến việc gửi hàng hoặc nhận hàng.
Các bên có quyền yêu cầu chấm dứt hợp đồng bảo hiểm bao với điều kiện phải thông báo cho nhau biết trước 90 ngày.
Người được bảo hiểm có nghĩa vụ như thế nào?
Căn cứ theo Điều 308 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định như sau:
Nghĩa vụ của người được bảo hiểm
1. Người được bảo hiểm có nghĩa vụ cung cấp cho người bảo hiểm biết tất cả thông tin mà mình biết hoặc phải biết liên quan đến việc giao kết hợp đồng bảo hiểm có thể ảnh hưởng đến việc xác định khả năng xảy ra rủi ro hoặc quyết định của người bảo hiểm về việc nhận bảo hiểm và các điều kiện bảo hiểm, trừ thông tin mà mọi người biết hoặc người bảo hiểm đã biết hoặc phải biết.
2. Nghĩa vụ của người được bảo hiểm quy định tại khoản 1 Điều này được áp dụng đối với người đại diện của người được bảo hiểm.
Như vậy, người được bảo hiểm có nghĩa vụ cung cấp cho người bảo hiểm biết tất cả thông tin mà mình biết hoặc phải biết liên quan đến việc giao kết hợp đồng bảo hiểm có thể ảnh hưởng đến việc xác định khả năng xảy ra rủi ro hoặc quyết định của người bảo hiểm về việc nhận bảo hiểm và các điều kiện bảo hiểm, trừ thông tin mà mọi người biết hoặc người bảo hiểm đã biết hoặc phải biết.
Nghĩa vụ của người được bảo hiểm trên được áp dụng đối với người đại diện của người được bảo hiểm.
Mai Hoàng Trúc Linh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hợp đồng bảo hiểm có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu hợp đồng giao khoán của hợp tác xã mới nhất? Hợp tác xã có được tự thiết kế biểu mẫu chứng từ kế toán không?
- Lịch đi nghĩa vụ quân sự năm 2025 chính thức thế nào? Chế độ báo cáo về việc tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ năm 2025?
- Mua trả chậm và mua trả góp khác nhau thế nào? Mức xử phạt hành chính đối với hành vi không thanh toán đúng hạn?
- Nhà nước có hỗ trợ hợp tác xã làm chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp hay không?
- Đua xe trái phép gây chết người có thể bị phạt tù đối với những tội nào? Con cái đua xe gây chết người thì cha mẹ giao xe có bị truy cứu hình sự?