Người huấn luyện an toàn hóa chất có trình độ cao đẳng có thể huấn luyện an toàn hóa chất được không?
Huấn luyện hóa chất áp dụng đối với đối tượng nào?
Căn cứ Điều 32 Nghị định 113/2017/NĐ-CP quy định về đối tượng phải được huấn luyện an toàn hóa chất, cụ thể như sau:
"Điều 32. Đối tượng phải được huấn luyện an toàn hóa chất
1. Nhóm 1, bao gồm:
a) Người đứng đầu đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh và phòng, ban, chi nhánh trực thuộc; phụ trách bộ phận sản xuất, kinh doanh, kỹ thuật; quản đốc phân xưởng hoặc tương đương;
b) Cấp phó của người đứng đầu theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này được giao nhiệm vụ phụ trách công tác an toàn hóa chất.
2. Nhóm 2, bao gồm:
a) Cán bộ chuyên trách, bán chuyên trách về an toàn hóa chất của cơ sở;
b) Người trực tiếp giám sát về an toàn hóa chất tại nơi làm việc.
3. Nhóm 3, bao gồm người lao động liên quan trực tiếp đến hóa chất."
Ta thấy, nếu thuộc các đối tượng nêu trên phải được huấn luyện an toàn hóa chất theo quy định.
Nội dung và thời gian huấn luyện an toàn hóa chất được quy định như thế nào?
Nội dung và thời gian huấn luyện an toàn hóa chất được quy định tại Điều 33 Nghị định 113/2017/NĐ-CP như sau:
Nội dung huấn luyện an toàn hóa chất phải phù hợp với vị trí công tác của người được huấn luyện; tính chất, chủng loại, mức độ nguy hiểm của hóa chất tại cơ sở hoạt động hóa chất.
(1) Nội dung huấn luyện đối với Nhóm 1
+ Những quy định của pháp luật trong hoạt động hóa chất;
+ Các yếu tố nguy hiểm trong sản xuất, kinh doanh, bảo quản, sử dụng hóa chất của cơ sở hoạt động hóa chất;
+ Phương án phối hợp với cơ quan có thẩm quyền để huy động nguồn lực bên trong và bên ngoài của cơ sở để ứng phó, khắc phục sự cố.
+ Thời gian huấn luyện: Tối thiểu 8 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra;
(2) Nội dung huấn luyện đối với Nhóm 2:
+ Những quy định của pháp luật trong hoạt động hóa chất;
+ Các đặc tính nguy hiểm của hóa chất, phiếu an toàn hóa chất của các hóa chất nguy hiểm trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, bảo quản, sử dụng hóa chất của cơ sở hoạt động hóa chất; phân loại, ghi nhãn hóa chất;
+ Quy trình quản lý an toàn hóa chất, kỹ thuật đảm bảo an toàn khi làm việc, tiếp xúc với hóa chất nguy hiểm;
+ Các yếu tố nguy hiểm trong sản xuất, kinh doanh, bảo quản, sử dụng hóa chất của cơ sở hoạt động hóa chất;
+ Giải pháp ngăn ngừa, ứng phó sự cố hóa chất; phương án phối hợp với cơ quan có thẩm quyền để huy động nguồn lực bên trong và bên ngoài của cơ sở để ứng phó, khắc phục sự cố; giải pháp ngăn chặn, hạn chế nguồn gây ô nhiễm lan rộng ra môi trường; phương án khắc phục môi trường sau sự cố hóa chất.
+ Thời gian huấn luyện: Tối thiểu 12 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra
(3) Nội dung huấn luyện đối với Nhóm 3:
+ Các hóa chất trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, bảo quản, sử dụng hóa chất của cơ sở hoạt động hóa chất: Tên hóa chất, tính chất nguy hiểm, phân loại và ghi nhãn hóa chất, phiếu an toàn hóa chất;
+ Các nguy cơ gây mất an toàn hóa chất trong sản xuất, kinh doanh, bảo quản, sử dụng các loại hóa chất;
+ Quy trình sản xuất, bảo quản, sử dụng hóa chất phù hợp với vị trí làm việc; quy định về an toàn hóa chất;
+ Các quy trình ứng phó sự cố hóa chất: Sử dụng các phương tiện cứu hộ xử lý sự cố cháy, nổ, rò rỉ, phát tán hóa chất; sơ cứu người bị nạn trong sự cố hóa chất; sử dụng, bảo quản, kiểm tra trang thiết bị an toàn, phương tiện, trang thiết bị bảo vệ cá nhân để ứng phó sự cố hóa chất; quy trình, sơ đồ liên lạc thông báo sự cố; ngăn chặn, hạn chế nguồn gây ô nhiễm lan rộng ra môi trường; thu gom hóa chất bị tràn đổ, khắc phục môi trường sau sự cố hóa chất.
+ Thời gian huấn luyện: Tối thiểu 16 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra.
Theo quy định trên, đối với mỗi nhóm sẽ được quy định về nội dung và thời gian huấn luyện tương ứng.
Người huấn luyện an toàn hóa chất có trình độ cao đẳng được không?
Người huấn luyện an toàn hóa chất có trình độ cao đẳng thì có được huấn luyện không?
Căn cứ khoản 5 Điều 33 Nghị định 113/2017/NĐ-CP quy định đối với người huấn luyện an toàn hóa chất như sau:
Người huấn luyện an toàn hóa chất phải có trình độ đại học trở lên về chuyên ngành hóa chất và có ít nhất 05 năm kinh nghiệm làm việc về an toàn hóa chất.
Theo đó, người huấn luyện an toàn hóa chất yêu cầu tối thiếu là phải có trình độ đại học trở lên về chuyên ngành hóa chất. Trường hợp chỉ có bằng cao đẳng thì không được làm người huấn luyện.
Như vậy, các đối tượng được quy định tại Điều 32 Nghị định 113/2017/NĐ-CP phải được huấn luyện an toàn hóa chất theo nội dung và đảm bảo thời gian huấn luyện theo đúng quy định của pháp luật. Đối với người huấn luyện an toàn hóa chất, pháp luật yêu cầu phải có trình độ đại học trở lên về chuyên ngành hóa chất và có ít nhất 05 năm kinh nghiệm làm việc về an toàn hóa chất. Trường hợp người huấn luyện an toàn hóa chất chỉ có bằng cao đẳng thì không được phép thực hiện huấn luyện.
Trần Thị Huyền Trân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Huấn luyện an toàn hóa chất có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bảo hiểm nhân thọ là gì? Nguyên tắc thế quyền có được áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ không?
- Người lao động có phải nộp bản chính bằng đại học cho công ty khi ký hợp đồng lao động hay không?
- Chi phí lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất là bao nhiêu theo quy định mới?
- Giá kê khai là gì? Có bắt buộc phải kê khai giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá không?
- Có phải đăng ký biến động quyền sử dụng đất khi người sử dụng đất thế chấp quyền sử dụng đất không?