Tổ chức huấn luyện an toàn hóa chất thực hiện huấn luyện cán bộ quản lý phải không? Hay bắt buộc phải do Sở Công thương huấn luyện?
- Những đối tượng nào phải được huấn luyện an toàn hóa chất?
- Tổ chức huấn luyện an toàn hóa chất huấn luyện cán bộ quản lý hóa chất hay bắt buộc do Sở Công thương huấn luyện?
- Tổ chức huấn luyện an toàn hóa chất có trách nhiệm thế nào trong việc đánh giá kết quả và lưu giữ hồ sơ huấn luyện an toàn hóa chất?
Những đối tượng nào phải được huấn luyện an toàn hóa chất?
Cụ thể có 02 nhóm đối tượng phải được huấn luyện an toàn hóa chất theo Điều 32 Nghị định 113/2017/NĐ-CP như sau:
Đối tượng phải được huấn luyện an toàn hóa chất
1. Nhóm 1, bao gồm:
a) Người đứng đầu đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh và phòng, ban, chi nhánh trực thuộc; phụ trách bộ phận sản xuất, kinh doanh, kỹ thuật; quản đốc phân xưởng hoặc tương đương;
b) Cấp phó của người đứng đầu theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này được giao nhiệm vụ phụ trách công tác an toàn hóa chất.
2. Nhóm 2, bao gồm:
a) Cán bộ chuyên trách, bán chuyên trách về an toàn hóa chất của cơ sở;
b) Người trực tiếp giám sát về an toàn hóa chất tại nơi làm việc.
3. Nhóm 3, bao gồm người lao động liên quan trực tiếp đến hóa chất.
Tổ chức huấn luyện an toàn hóa chất (hình từ Internet)
Tổ chức huấn luyện an toàn hóa chất huấn luyện cán bộ quản lý hóa chất hay bắt buộc do Sở Công thương huấn luyện?
Theo khoản 1 Điều 31 Nghị định 113/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 16 Điều 1 Nghị định 82/2022/NĐ-CP hướng dẫn Luật hóa chất thì Sở Công thương sẽ không thực hiện huấn luyện hóa chất nữa mà sẽ do các tổ chức huấn luyện an toàn hóa chất thực hiện:
Tổ chức huấn luyện an toàn hóa chất
1. Tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất có trách nhiệm tổ chức huấn luyện an toàn hóa chất hoặc cử các đối tượng được quy định tại Điều 32 của Nghị định này tham gia các khóa huấn luyện của các tổ chức huấn luyện an toàn hóa chất và huấn luyện định kỳ ít nhất 02 năm một lần. Thời gian huấn luyện lần đầu được quy định tại khoản 6 Điều 33 của Nghị định này. Thời gian huấn luyện định kỳ từ lần thứ hai trở đi bằng 50% thời gian huấn luyện lần đầu, trừ trường hợp phải được huấn luyện lại quy định tại khoản 3 Điều này.
2. Hoạt động huấn luyện an toàn hóa chất có thể được tổ chức riêng hoặc kết hợp với các hoạt động huấn luyện an toàn khác được pháp luật quy định.
3. Người đã được huấn luyện phải được huấn luyện lại trong các trường hợp sau đây: Khi có sự thay đổi chủng loại hóa chất, công nghệ, cơ sở vật chất, phương án sản xuất liên quan đến vị trí làm việc; khi người đã được huấn luyện thay đổi vị trí làm việc; sau 02 lần kiểm tra người đã được huấn luyện không đạt yêu cầu; khi hết thời hạn 02 năm từ kể từ lần huấn luyện trước.
4. Quy định về huấn luyện an toàn hóa chất tại Chương này không điều chỉnh đối với tổ chức, cá nhân hoạt động xăng dầu, dầu khí, vật liệu nổ công nghiệp; tổ chức, cá nhân vận chuyển hóa chất bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa.
Theo đó, tất cả các đối tượng, kể cả đối tượng anh nêu, đều sẽ tập huấn ở tổ chức huấn luyện an toàn hóa chất, không phải làm ở Sở Công thương.
Tổ chức huấn luyện an toàn hóa chất có trách nhiệm thế nào trong việc đánh giá kết quả và lưu giữ hồ sơ huấn luyện an toàn hóa chất?
Theo Điều 34 Nghị định 113/2017/NĐ-CP có quy định về trách nhiệm của tổ chức huấn luyện an toàn hóa chất như sau:
Đánh giá kết quả và lưu giữ hồ sơ huấn luyện an toàn hóa chất
1. Tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất hoặc các tổ chức huấn luyện an toàn hóa chất chịu trách nhiệm kiểm tra để đánh giá kết quả huấn luyện an toàn hóa chất.
2. Quy định về kiểm tra
a) Nội dung kiểm tra phải phù hợp với nội dung huấn luyện;
b) Thời gian kiểm tra tối đa là 02 giờ;
c) Bài kiểm tra đạt yêu cầu phải đạt điểm trung bình trở lên.
3. Trong thời gian 15 ngày làm việc kể từ khi kết thúc huấn luyện và kiểm tra kết quả huấn luyện an toàn hóa chất, tổ chức, cá nhân tổ chức huấn luyện, kiểm tra ban hành quyết định công nhận kết quả kiểm tra huấn luyện an toàn hóa chất.
4. Hồ sơ huấn luyện an toàn hóa chất gồm:
a) Nội dung huấn luyện;
b) Danh sách người được huấn luyện với các thông tin: Họ tên, ngày tháng năm sinh, chức danh, vị trí làm việc, chữ ký xác nhận tham gia huấn luyện;
c) Thông tin về người huấn luyện bao gồm: Họ tên, ngày tháng năm sinh, trình độ học vấn, chuyên ngành được đào tạo, kinh nghiệm công tác, kèm theo các tài liệu chứng minh;
d) Nội dung và kết quả kiểm tra huấn luyện an toàn hóa chất;
đ) Quyết định công nhận kết quả kiểm tra huấn luyện an toàn hóa chất của tổ chức, cá nhân.
5. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm lưu giữ đầy đủ hồ sơ quy định tại khoản 4 Điều này trong thời gian 03 năm và xuất trình khi cơ quan quản lý nhà nước yêu cầu.
Theo đó, tổ chức huấn luyện an toàn hóa chất chịu trách nhiệm kiểm tra để đánh giá kết quả huấn luyện an toàn hóa chất.
Đảm bảo thực hiện theo quy định về việc kiểm tra, thời hạn huấn luyện, hồ sơ huấn luyện an toàn hóa chất.
Ngoài ra, tổ chức có trách nhiệm lưu giữ đầy đủ hồ sơ quy định tại khoản 4 Điều này trong thời gian 03 năm và xuất trình khi cơ quan quản lý nhà nước yêu cầu.
Phạm Lan Anh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Huấn luyện an toàn hóa chất có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sau khi nộp tiền thuế, người nộp thuế có được nhận chứng từ thu tiền thuế? Trách nhiệm nộp tiền thuế của người nộp thuế?
- Bảo hiểm nhân thọ là gì? Nguyên tắc thế quyền có được áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ không?
- Người lao động có phải nộp bản chính bằng đại học cho công ty khi ký hợp đồng lao động hay không?
- Chi phí lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất là bao nhiêu theo quy định mới?
- Giá kê khai là gì? Có bắt buộc phải kê khai giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá không?