Người không biết đọc chữ muốn làm thủ tục công chứng hợp đồng mua bán đất thì bắt buộc có người làm chứng không?
- Người không biết đọc chữ muốn làm thủ tục công chứng hợp đồng mua bán đất thì bắt buộc có người làm chứng không?
- Người làm chứng cho người yêu cầu công chứng không biết đọc chữ bắt buộc phải từ bao nhiêu tuổi trở lên?
- Công chứng hợp đồng mua bán đất mà không có người làm chứng trong trường hợp người yêu cầu không biết đọc chữ có thể bị xử phạt ra sao?
Người không biết đọc chữ muốn làm thủ tục công chứng hợp đồng mua bán đất thì bắt buộc có người làm chứng không?
Theo khoản 2 Điều 47 Luật Công chứng 2014 quy định những trường hợp công chứng phải có người làm chứng như sau:
Người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch
...
2. Trường hợp người yêu cầu công chứng không đọc được, không nghe được, không ký, điểm chỉ được hoặc trong những trường hợp khác do pháp luật quy định thì việc công chứng phải có người làm chứng.
Người làm chứng phải là người từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và không có quyền, lợi ích hoặc nghĩa vụ liên quan đến việc công chứng.
Người làm chứng do người yêu cầu công chứng mời, nếu người yêu cầu công chứng không mời được thì công chứng viên chỉ định.
...
Theo quy định nêu trên trong những trường hợp người yêu cầu công chứng không đọc được, không nghe được, không ký, điểm chỉ được hoặc trong những trường hợp khác do pháp luật quy định thì việc công chứng phải có người làm chứng, cụ thể:
Như vậy, người không biết đọc chữ muốn làm thủ tục công chứng hợp đồng mua bán đất thì bắt buộc phải có người làm chứng.
Người làm chứng (Hình từ Internet)
Người làm chứng cho người yêu cầu công chứng không biết đọc chữ bắt buộc phải từ bao nhiêu tuổi trở lên?
Theo khoản 2 Điều 47 Luật Công chứng 2014 quy định yêu cầu đối với người làm chứng như sau:
Người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch
...
2. Trường hợp người yêu cầu công chứng không đọc được, không nghe được, không ký, điểm chỉ được hoặc trong những trường hợp khác do pháp luật quy định thì việc công chứng phải có người làm chứng.
Người làm chứng phải là người từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và không có quyền, lợi ích hoặc nghĩa vụ liên quan đến việc công chứng.
Người làm chứng do người yêu cầu công chứng mời, nếu người yêu cầu công chứng không mời được thì công chứng viên chỉ định.
...
Như vậy, theo quy định trên thì người làm chứng cho người yêu cầu công chứng không biết đọc chữ phải là người từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và không có quyền, lợi ích hoặc nghĩa vụ liên quan đến việc công chứng.
Người làm chứng do người yêu cầu công chứng mời, nếu người yêu cầu công chứng không mời được thì công chứng viên chỉ định.
Công chứng hợp đồng mua bán đất mà không có người làm chứng trong trường hợp người yêu cầu không biết đọc chữ có thể bị xử phạt ra sao?
Theo điểm n khoản 4 Điều 15 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi công chứng hợp đồng mua bán đất mà không có người làm chứng trong trường hợp người yêu cầu không biết đọc chữ như sau:
Hành vi vi phạm quy định hoạt động hành nghề công chứng
...
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Công chứng hợp đồng, giao dịch về bất động sản ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức hành nghề công chứng đặt trụ sở, trừ trường hợp công chứng di chúc, văn bản từ chối nhận di sản là bất động sản và văn bản ủy quyền liên quan đến việc thực hiện các quyền đối với bất động sản;
b) Công chứng hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản, lợi ích của bản thân mình hoặc của những người thân thích là vợ, chồng; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể; ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; anh, chị, em ruột; anh, chị, em ruột của vợ hoặc chồng; cháu là con của con đẻ, con nuôi;
c) Cho người khác sử dụng thẻ công chứng viên để hành nghề công chứng;
...
n) Công chứng mà không có người làm chứng trong trường hợp người yêu cầu công chứng không đọc được hoặc không nghe được hoặc không ký, điểm chỉ được hoặc trong những trường hợp khác do pháp luật quy định;
o) Trả tiền hoa hồng, chiết khấu cho người yêu cầu công chứng hoặc cho người môi giới;
p) Công chứng hợp đồng, giao dịch khi không có bản chính giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu công chứng mà pháp luật quy định phải có;
q) Công chứng đối với tài sản khi tài sản đó đã bị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn;
r) Đồng thời hành nghề tại 02 tổ chức hành nghề công chứng trở lên hoặc kiêm nhiệm công việc thường xuyên khác, trừ hành vi quy định tại điểm i khoản 3 Điều này;
s) Quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng về công chứng viên và tổ chức mình.
Như vậy, trường hợp công chứng hợp đồng mua bán đất mà không có người làm chứng trong trường hợp người yêu cầu công chứng không biết đọc chữ có thể bị xử phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.
Lưu ý: Theo khoản 4 Điều 4 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định mức phạt tiền này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Trường hợp tổ chức có cùng hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Huỳnh Lê Bình Nhi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Công chứng hợp đồng có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chuyên viên chính về quản lý chương trình giáo dục là chức danh gì? Chuyên viên chính về quản lý chương trình giáo dục phải có những chứng chỉ gì?
- Thủ tục xóa đăng ký thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất trong dự án xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng cấp tỉnh ra sao?
- Phương pháp lập Chứng từ điều chỉnh thông tin ghi Sổ kế toán thuế nội địa? Khóa sổ kế toán thuế nội địa trước hay sau khi lập báo cáo kế toán thuế?
- Thủ tục chuyển loại rừng đối với khu rừng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập từ 30/10/2024 ra sao?
- Mức bồi thường được tính thế nào khi Nhà nước thu hồi đất và gây thiệt hại đối với cây rừng trồng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước?