Người kinh doanh vận tải hành khách bằng đường thuỷ nội địa có sức chứa 100 người không mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự thì bị xử phạt thế nào?
- Người kinh doanh vận tải hành khách bằng đường thuỷ nội địa có bắt buộc mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự không?
- Người kinh doanh vận tải hành khách bằng đường thuỷ nội địa có sức chứa 100 người không mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự thì bị xử phạt thế nào?
- Chánh Thanh tra Sở Giao thông vận tải được quyền xử phạt người kinh doanh vận tải hành khách bằng đường thuỷ nội địa không mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự không?
Người kinh doanh vận tải hành khách bằng đường thuỷ nội địa có bắt buộc mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự không?
Theo quy định tại khoản 5 Điều 77 Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 về hoạt động vận tải đường thuỷ nội địa như sau:
Hoạt động vận tải đường thuỷ nội địa
...
5. Người kinh doanh vận tải hàng hoá dễ cháy, dễ nổ trên đường thuỷ nội địa phải mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự của người kinh doanh vận tải đối với người thứ ba; người kinh doanh vận tải hành khách phải mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự của người kinh doanh vận tải đối với hành khách.
Điều kiện bảo hiểm, mức phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tối thiểu do Chính phủ quy định.
...
Theo đó, người kinh doanh vận tải hành khách bằng đường thuỷ nội địa phải mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự của người kinh doanh vận tải đối với hành khách.
Giao thông đường thủy nội địa (Hình từ Internet)
Người kinh doanh vận tải hành khách bằng đường thuỷ nội địa có sức chứa 100 người không mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự thì bị xử phạt thế nào?
Căn cứ điểm c khoản 2 Điều 33 Nghị định 139/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về trách nhiệm mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự trong hoạt động vận tải như sau:
Vi phạm quy định về trách nhiệm mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự trong hoạt động vận tải
...
2. Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi của chủ phương tiện kinh doanh vận tải hành khách không mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ phương tiện đối với hành khách và mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự người thứ ba, áp dụng đối với mỗi loại phương tiện như sau:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng áp dụng đối với phương tiện có sức chở đến 12 người;
b) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng áp dụng đối với phương tiện có sức chở trên 12 người đến 50 người;
c) Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng áp dụng đối với phương tiện có sức chở trên 50 người đến 150 người;
d) Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng áp dụng đối với phương tiện có sức chở trên 150 người.
Theo khoản 5 Điều 4 Nghị định 139/2021/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền như sau:
Hình thức xử phạt vi phạm hành chính, các biện pháp khắc phục hậu quả
...
5. Mức phạt tiền đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền đối với cá nhân; trường hợp có cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...
Theo quy định trên, người kinh doanh vận tải hành khách bằng đường thuỷ nội địa có sức chứa 100 người không mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự thì bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với cá nhân và từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với tổ chức.
Chánh Thanh tra Sở Giao thông vận tải được quyền xử phạt người kinh doanh vận tải hành khách bằng đường thuỷ nội địa không mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự không?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 46 Nghị định 139/2021/NĐ-CP quy định về thẩm quyền của Chánh Thanh tra Sở Giao thông vận tải như sau:
Thẩm quyền xử phạt của Thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải và cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành đường thủy nội địa
...
2. Chánh Thanh tra Sở Giao thông vận tải, Trưởng đoàn thanh tra Sở Giao thông vận tải, Trưởng đoàn thanh tra Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Trưởng đoàn thanh tra Chi cục Đường thủy nội địa, Chi cục trưởng Chi cục Đường thủy nội địa, Trưởng đoàn thanh tra Cảng vụ Đường thủy nội địa có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 37.500.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 75.000.000 đồng;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 4 Điều 4 Nghị định này.
...
Như vậy, người kinh doanh vận tải hành khách bằng đường thuỷ nội địa có sức chứa 100 người không mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự thì bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền cao nhất là 12.000.000 đồng nên Chánh Thanh tra Sở Giao thông vận tải được quyền xử phạt người này.
Trần Thị Tuyết Vân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Đường thuỷ nội địa có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giới nghiêm là gì? Lệnh giới nghiêm trong hoạt động quốc phòng cần phải xác định những nội dung nào?
- Hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử trong cơ quan nhà nước có số lượng người sử dụng bao nhiêu được xem là có quy mô rất lớn?
- Viết đoạn văn 200 chữ về điều bản thân cần làm để tuổi trẻ có ý nghĩa? Đặc điểm môn Văn chương trình GDPT là gì?
- Lệnh giới nghiêm có phải được công bố liên tục trên các phương tiện thông tin đại chúng khi được ban bố không?
- Mẫu báo cáo công tác bảo vệ môi trường mới nhất? Báo cáo công tác bảo vệ môi trường có bắt buộc không?