Người nhà đến thăm gặp phạm nhân thì có giới hạn số lượng hay không? Người nhà của phạm nhân là những ai?
- Người nhà đến thăm gặp phạm nhân thì có giới hạn số lượng hay không? Người nhà của phạm nhân là những ai?
- Khi đến thăm gặp phạm nhân thì người đến thăm phải chứng minh mình là người nhân của phạm nhân trong trường hợp nào?
- Phạm nhân có thể được gặp người thân 02 lần trong một tháng nếu đáp ứng những điều kiện nào?
Người nhà đến thăm gặp phạm nhân thì có giới hạn số lượng hay không? Người nhà của phạm nhân là những ai?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Thông tư 14/2020/TT-BCA như sau:
Đối tượng được gặp phạm nhân
1. Thân nhân được gặp phạm nhân gồm: Ông, bà nội; ông, bà ngoại; bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ (hoặc chồng); bố, mẹ nuôi hợp pháp; vợ hoặc chồng; con đẻ, con dâu, con rể, con nuôi hợp pháp; anh, chị, em ruột, dâu, rể; anh, chị em vợ (hoặc chồng); cô, dì, chú, bác, cậu, cháu ruột. Mỗi lần đến gặp phạm nhân tối đa không quá 03 thân nhân, trường hợp đặc biệt do yêu cầu giáo dục cải tạo, Thủ trưởng cơ sở giam giữ phạm nhân có thể quyết định việc tăng số lượng thân nhân được gặp phạm nhân nhưng không quá 05 người và phải đảm bảo việc phạm nhân gặp thân nhân không làm ảnh hưởng đến an ninh, an toàn cơ sở giam giữ phạm nhân.
2. Trường hợp đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khác đề nghị được gặp phạm nhân thì Thủ trưởng cơ sở giam giữ phạm nhân xem xét, giải quyết nếu xét thấy phù hợp với lợi ích hợp pháp của phạm nhân cũng như yêu cầu quản lý, giáo dục cải tạo phạm nhân và phòng, chống tội phạm.
Theo đó, trong việc thăm gặp phạm nhân thì theo quy định tối đa không quá 03 người thân mỗi lần thăm gặp, trường hợp đặc biệt do yêu cầu giáo dục cải tạo, Thủ trưởng cơ sở giam giữ phạm nhân có thể quyết định việc tăng số lượng thân nhân được gặp phạm nhân nhưng không quá 05 người.
Như vậy, việc thăm gặp phạm nhân sẽ được giới hạn số lượng như trên.
Người nhà được thăm gặp phạm nhân bao gồm:
(1) Ông, bà nội; ông, bà ngoại;
(2) Bố, mẹ đẻ;
(3) Bố, mẹ vợ (hoặc chồng);
(4) Bố, mẹ nuôi hợp pháp;
(5) Vợ hoặc chồng;
(6) Con đẻ, con dâu, con rể, con nuôi hợp pháp;
(7) Anh, chị, em ruột, dâu, rể;
(8) Anh, chị em vợ (hoặc chồng);
(9) Cô, dì, chú, bác, cậu, cháu ruột.
Người nhà đến thăm gặp phạm nhân thì có giới hạn số lượng hay không? Người nhà của phạm nhân là những ai? (Hình từ Internet)
Khi đến thăm gặp phạm nhân thì người đến thăm phải chứng minh mình là người nhân của phạm nhân trong trường hợp nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 14/2020/TT-BCA như sau:
Thủ tục giải quyết cho phạm nhân gặp thân nhân, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khác
1. Thân nhân đến gặp phạm nhân phải là người có tên trong Sổ gặp phạm nhân (trường hợp gặp lần đầu chưa có Sổ hoặc không có tên trong Sổ thì phải có giấy tờ, tài liệu chứng minh là thân nhân phạm nhân) hoặc đơn xin gặp phạm nhân có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an cấp xã nơi cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó đang làm việc, học tập và phải có một trong những giấy tờ cá nhân sau (trừ người dưới 14 tuổi): Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu hoặc giấy tờ chứng minh là cán bộ, chiến sỹ, công nhân viên nếu thuộc lực lượng vũ trang.
Đối với phạm nhân là người nước ngoài, thủ tục giải quyết cho phạm nhân gặp thân nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 52 Luật Thi hành án hình sự năm 2019.
2. Đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khác khi đến gặp phạm nhân phải có đề nghị bằng văn bản (đối với cá nhân, văn bản đề nghị phải được cơ quan nơi đang làm việc, học tập hoặc chính quyền địa phương nơi cư trú xác nhận) và phải có một trong những giấy tờ cá nhân được quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Trường hợp người đến gặp phạm nhân không có giấy tờ cá nhân thì phải có đơn đề nghị được dán ảnh do Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an cấp xã nơi cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó đang làm việc, học tập xác nhận, đóng dấu vào đơn và đóng dấu giáp lai vào ảnh.
...
Theo đó, người thân đến thăm gặp phạm nhân phải có tên trong Sổ gặp phạm nhân. Trường gặp lần đầu chưa có Sổ hoặc không có tên trong Sổ thì phải có giấy tờ, tài liệu chứng minh là người thân của phạm nhân.
Phạm nhân có thể được gặp người thân 02 lần trong một tháng nếu đáp ứng những điều kiện nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 52 Luật Thi hành án dân sự 2019 nhưu sau:
Chế độ gặp, nhận quà của phạm nhân
1. Phạm nhân được gặp thân nhân 01 lần trong 01 tháng, mỗi lần gặp không quá 01 giờ. Căn cứ kết quả xếp loại chấp hành án, yêu cầu giáo dục cải tạo, thành tích lao động, học tập của phạm nhân, Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện quyết định kéo dài thời gian gặp thân nhân nhưng không quá 03 giờ hoặc được gặp vợ, chồng ở phòng riêng không quá 24 giờ. Phạm nhân được khen thưởng hoặc lập công thì được gặp thân nhân thêm 01 lần trong 01 tháng.
Phạm nhân vi phạm nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân thì 02 tháng được gặp thân nhân 01 lần, mỗi lần không quá 01 giờ.
...
Theo đó, phạm nhân được gặp thân nhân 01 lần trong 01 tháng, mỗi lần gặp không quá 01 giờ.
Tuy nhiên, nếu phạm nhân được khen thưởng hoặc lập công thì được gặp người thân thêm 01 lần trong 01 tháng. Có thưởng đồng thời cũng có phạt, nếu phạm nhân vi phạm nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân thì 02 tháng mới được gặp người thân 01 lần.
Nguyễn Bình An
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Thăm gặp phạm nhân có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu hợp đồng giao khoán của hợp tác xã mới nhất? Hợp tác xã có được tự thiết kế biểu mẫu chứng từ kế toán không?
- Lịch đi nghĩa vụ quân sự năm 2025 chính thức thế nào? Chế độ báo cáo về việc tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ năm 2025?
- Mua trả chậm và mua trả góp khác nhau thế nào? Mức xử phạt hành chính đối với hành vi không thanh toán đúng hạn?
- Nhà nước có hỗ trợ hợp tác xã làm chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp hay không?
- Đua xe trái phép gây chết người có thể bị phạt tù đối với những tội nào? Con cái đua xe gây chết người thì cha mẹ giao xe có bị truy cứu hình sự?