Ngưỡng rủi ro trong quản lý và sử dụng hóa đơn được sử dụng để làm gì? Ngưỡng rủi ro để phân loại rủi ro của người nộp thuế theo mấy hạng?
Ngưỡng rủi ro trong quản lý và sử dụng hóa đơn được sử dụng để làm gì?
Ngưỡng rủi ro được sử dụng để làm gì, thì theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 3 Quy trình áp dụng quản lý rủi ro đánh giá, xác định người nộp thuế có dấu hiệu rủi ro trong quản lý và sử dụng hóa đơn ban hành kèm theo Quyết định 575/QĐ-TCT năm 2023 như sau:
Ngưỡng rủi ro: là khoảng điểm cụ thể được ban hành dựa trên tổng số điểm rủi ro của người nộp thuế hoặc số lượng, tỷ lệ % người nộp thuế theo danh sách được phân loại tính từ người nộp thuế có điểm rủi ro cao nhất đến người nộp thuế có điểm rủi ro thấp nhất. Ngưỡng rủi ro sử dụng để phân loại rủi ro đối với tất cả người nộp thuế được đánh giá.
b) Ứng dụng Quản lý rủi ro: là ứng dụng công nghệ thông tin thực hiện việc kết nối, tiếp nhận thông tin từ các nguồn dữ liệu liên quan trong và ngoài cơ quan thuế, điện tử hóa các biện pháp, kỹ thuật quản lý rủi ro dựa trên bộ tiêu chí, chỉ số tiêu chí được ban hành để phân tích, đánh giá tuân thủ, xác định mức độ rủi ro phục vụ cho việc quyết định áp dụng các biện pháp nghiệp vụ của cơ quan thuế.
Như vậy, theo quy định trên thì ngưỡng rủi ro trong quản lý và sử dụng hóa đơn sử dụng để phân loại rủi ro đối với tất cả người nộp thuế được đánh giá.
Ngưỡng rủi ro được sử dụng để làm gì? (Hình từ Internet)
Ngưỡng rủi ro để phân loại rủi ro của người nộp thuế theo mấy hạng?
Ngưỡng rủi ro để phân loại rủi ro của người nộp thuế theo các hạng được quy định tại khoản 2 Điều 6 Quy trình áp dụng quản lý rủi ro đánh giá, xác định người nộp thuế có dấu hiệu rủi ro trong quản lý và sử dụng hóa đơn ban hành kèm theo Quyết định 575/QĐ-TCT năm 2023 như sau:
Đánh giá, phân loại người nộp thuế
1. Nguyên tắc chung
Việc phân tích, đánh giá, phân loại người nộp thuế có dấu hiệu rủi ro trong quản lý và sử dụng hóa đơn được thực hiện tự động trên ứng dụng QLRR theo từng cơ quan thuế quản lý trực tiếp NNT. Trường hợp ứng dụng QLRR thiếu thông tin để xác định NNT có dấu hiệu rủi ro thì việc áp dụng QLRR được thực hiện thủ công bằng văn bản đề xuất hoặc văn bản ký phát hành của người có thẩm quyền áp dụng các biện pháp nghiệp vụ quản lý thuế theo quy định.
Việc đánh giá, phân loại người nộp thuế được thực hiện trên cơ sở thông tin quản lý rủi ro được cập nhật trên ứng dụng QLRR tại thời điểm đánh giá và các tiêu chí, chỉ số tiêu chí phân tích thông tin đánh giá NNT có dấu hiệu rủi ro trong quản lý và sử dụng hóa đơn do Tổng cục Thuế ban hành.
Việc đánh giá, phân loại người nộp thuế được thực hiện định kỳ vào ngày 25 hàng tháng.
2. Xây dựng ngưỡng rủi ro
Ngưỡng rủi ro là căn cứ phân loại rủi ro của người nộp thuế theo 3 hạng: rủi ro cao, rủi ro trung bình và rủi ro thấp. Ngưỡng rủi ro phải phê duyệt trên hệ thống và có hiệu lực kể từ ngày được phê duyệt. Ngưỡng rủi ro được điều chỉnh, ban hành theo yêu cầu quản lý từng thời kỳ. Việc xác định ngưỡng rủi ro được thực hiện đối với CSTC chấm điểm Nhóm II quy định tại Điều 8 Bộ CSTC ban hành theo Quyết định số 78/QĐ-TCT và do Tổng cục Thuế hướng dẫn thực hiện làm căn cứ phân loại rủi ro của NNT.
…
Như vậy, theo quy định trên thì ngưỡng rủi ro để phân loại rủi ro của người nộp thuế theo 3 hạng: rủi ro cao, rủi ro trung bình và rủi ro thấp.
Việc phân ngưỡng rủi ro cao để đánh giá, phân loại người nộp thuế được thực hiện theo phương pháp nào?
Việc phân ngưỡng rủi ro cao để đánh giá, phân loại người nộp thuế được thực hiện theo phương pháp quy định tại khoản 2 Điều 6 Quy trình áp dụng quản lý rủi ro đánh giá, xác định người nộp thuế có dấu hiệu rủi ro trong quản lý và sử dụng hóa đơn ban hành kèm theo Quyết định 575/QĐ-TCT năm 2023 như sau:
Đánh giá, phân loại người nộp thuế
…
2. Xây dựng ngưỡng rủi ro
…
- Việc phân ngưỡng rủi ro cao thực hiện theo hai (02) phương pháp sau:
+ Phương pháp số tuyệt đối: số lượng NNT có dấu hiệu rủi ro cao được ấn định cụ thể cho từng cơ quan thuế theo số lượng NNT hoặc theo tổng điểm rủi ro.
+ Phương pháp số tương đối: số lượng NNT có dấu hiệu rủi ro cao xác định theo tỷ lệ % tính trên số lượng NNT đang hoạt động đưa vào phân tích theo phạm vi phân tích.
- Tỷ lệ (số lượng) NNT xếp hạng rủi ro thấp tương ứng với 50% tổng số NNT lấy từ tổng điểm rủi ro thấp nhất trở lên.
- Tỷ lệ (số lượng) NNT xếp hạng rủi ro trung bình: là tỷ lệ (số lượng) NNT còn lại sau khi trừ đi số NNT rủi ro cao và số NNT rủi ro thấp.
...
Như vậy, theo quy định trên thì việc phân ngưỡng rủi ro cao để đánh giá, phân loại người nộp thuế được thực hiện theo 02 phương pháp sau:
- Phương pháp số tuyệt đối: số lượng người nộp thuế có dấu hiệu rủi ro cao được ấn định cụ thể cho từng cơ quan thuế theo số lượng người nộp thuế hoặc theo tổng điểm rủi ro.
- Phương pháp số tương đối: số lượng người nộp thuế có dấu hiệu rủi ro cao xác định theo tỷ lệ % tính trên số lượng người nộp thuế đang hoạt động đưa vào phân tích theo phạm vi phân tích.
Bùi Thị Thanh Sương
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Quản lý rủi ro có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá kê khai là gì? Có bắt buộc phải kê khai giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá không?
- Có phải đăng ký biến động quyền sử dụng đất khi người sử dụng đất thế chấp quyền sử dụng đất không?
- Người điều khiển ô tô có được dừng xe song song với xe khác không? Nếu không được thì có bị phạt không? Phạt bao nhiêu?
- Kết chuyển lãi lỗ đầu năm là gì? Tài khoản 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Thông tư 200 phản ánh nội dung gì?
- Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải công khai thông tin gì cho khách hàng? Có cần xin chấp thuận trước khi sáp nhập hay không?