Việc đánh giá chất lượng, hiệu quả áp dụng quản lý rủi ro đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh bao gồm những nội dung nào?
- Đánh giá chất lượng, hiệu quả áp dụng quản lý rủi ro đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh được thực hiện nhằm mục đích gì?
- Việc đánh giá chất lượng, hiệu quả áp dụng quản lý rủi ro đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh bao gồm những nội dung gì?
- Việc đánh giá chất lượng, hiệu quả áp dụng quản lý rủi ro được thực hiện thông qua cách thức nào?
Đánh giá chất lượng, hiệu quả áp dụng quản lý rủi ro đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh được thực hiện nhằm mục đích gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 36 Quy định áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý hải quan, quản lý thuế đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu, quá cảnh; phương tiện vận tải xuất, nhập cảnh, quá cảnh ban hành kèm theo Quyết định 3273/QĐ-BTC năm 2013 quy định về việc đánh giá chất lượng, hiệu quả áp dụng quản lý rủi ro như sau:
Đánh giá chất lượng, hiệu quả áp dụng quản lý rủi ro
1. Cơ quan hải quan thực hiện đánh giá chất lượng, hiệu quả áp dụng quản lý rủi ro đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh để phát hiện, khắc phục những bất cập, thiếu sót; điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện các biện pháp nghiệp vụ; nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về hải quan.
2. Nội dung đánh giá chất lượng, hiệu quả áp dụng quản lý rủi ro:
a) Kết quả triển khai thực hiện công tác thu thập, xử lý thông tin và áp dụng các biện pháp, kỹ thuật nghiệp vụ quản lý rủi ro tại Hải quan các cấp;
...
Như vậy, theo quy định thì cơ quan hải quan thực hiện đánh giá chất lượng, hiệu quả áp dụng quản lý rủi ro đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh nhằm các mục đích sau:
- Để phát hiện, khắc phục những bất cập, thiếu sót;
- Điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện các biện pháp nghiệp vụ;
- Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về hải quan.
Đánh giá chất lượng, hiệu quả áp dụng quản lý rủi ro đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh được thực hiện nhằm mục đích gì? (Hình từ Internet)
Việc đánh giá chất lượng, hiệu quả áp dụng quản lý rủi ro đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh bao gồm những nội dung gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 36 Quy định áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý hải quan, quản lý thuế đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu, quá cảnh; phương tiện vận tải xuất, nhập cảnh, quá cảnh ban hành kèm theo Quyết định 3273/QĐ-BTC năm 2013 quy định về việc đánh giá chất lượng, hiệu quả áp dụng quản lý rủi ro như sau:
Đánh giá chất lượng, hiệu quả áp dụng quản lý rủi ro
...
2. Nội dung đánh giá chất lượng, hiệu quả áp dụng quản lý rủi ro:
a) Kết quả triển khai thực hiện công tác thu thập, xử lý thông tin và áp dụng các biện pháp, kỹ thuật nghiệp vụ quản lý rủi ro tại Hải quan các cấp;
b) Mức độ hỗ trợ của quản lý rủi ro trong thực hiện thực hiện thủ tục hải quan và các hoạt động nghiệp vụ hải quan khác;
c) Số lượng, tỷ lệ tờ khai kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hóa; số lượng, tỷ lệ vụ vi phạm được phát hiện trên tổng số lô hàng được kiểm tra hải quan;
d) Số lượng, mức độ nghiêm trọng của các vụ vi phạm được phát hiện qua kiểm tra sau thông quan, kiểm soát hải quan và hoạt động điều tra của các cơ quan chức năng liên quan;
đ) Những bất cập, hạn chế, thiếu sót còn tồn tại và phát sinh trong quá trình áp dụng quản lý rủi ro.
...
Như vậy, theo quy định thì việc đánh giá chất lượng, hiệu quả áp dụng quản lý rủi ro bao gồm những nội dung sau:
(1) Kết quả triển khai thực hiện công tác thu thập, xử lý thông tin và áp dụng các biện pháp, kỹ thuật nghiệp vụ quản lý rủi ro tại Hải quan các cấp;
(2) Mức độ hỗ trợ của quản lý rủi ro trong thực hiện thực hiện thủ tục hải quan và các hoạt động nghiệp vụ hải quan khác;
(3) Số lượng, tỷ lệ tờ khai kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hóa;
Số lượng, tỷ lệ vụ vi phạm được phát hiện trên tổng số lô hàng được kiểm tra hải quan;
(4) Số lượng, mức độ nghiêm trọng của các vụ vi phạm được phát hiện qua kiểm tra sau thông quan,
Kiểm soát hải quan và hoạt động điều tra của các cơ quan chức năng liên quan;
(5) Những bất cập, hạn chế, thiếu sót còn tồn tại và phát sinh trong quá trình áp dụng quản lý rủi ro.
Việc đánh giá chất lượng, hiệu quả áp dụng quản lý rủi ro được thực hiện thông qua cách thức nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 36 Quy định áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý hải quan, quản lý thuế đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu, quá cảnh; phương tiện vận tải xuất, nhập cảnh, quá cảnh ban hành kèm theo Quyết định 3273/QĐ-BTC năm 2013 quy định về việc đánh giá chất lượng, hiệu quả áp dụng quản lý rủi ro như sau:
Đánh giá chất lượng, hiệu quả áp dụng quản lý rủi ro
...
3. Cách thức đánh giá chất lượng, hiệu quả áp dụng quản lý rủi ro:
a) Tổng cục Hải quan xây dựng, ban hành chỉ số và quy trình đánh giá chất lượng, hiệu quả áp dụng quản lý rủi ro theo từng loại chỉ số;
b) Hải quan các cấp thu thập thông tin và thực hiện việc đánh giá chất lượng, hiệu quả áp dụng quản lý rủi ro tại cấp đơn vị mình, theo các chỉ số và quy trình tại điểm a khoản này.
4. Tổng cục Hải quan quy định, hướng dẫn cụ thể việc đánh giá chất lượng, hiệu quả áp dụng quản lý rủi ro tại đơn vị Hải quan các cấp.
Như vậy, theo quy định thì có những cách thức đánh giá chất lượng, hiệu quả áp dụng quản lý rủi ro sau đây:
(1) Tổng cục Hải quan xây dựng, ban hành chỉ số và quy trình đánh giá chất lượng, hiệu quả áp dụng quản lý rủi ro theo từng loại chỉ số;
(2) Hải quan các cấp thu thập thông tin và thực hiện việc đánh giá chất lượng, hiệu quả áp dụng quản lý rủi ro tại cấp đơn vị mình, theo các chỉ số và quy trình mà Tổng cục Hải quan ban hành.
Nguyễn Thị Hậu
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Quản lý rủi ro có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá kê khai là gì? Có bắt buộc phải kê khai giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá không?
- Có phải đăng ký biến động quyền sử dụng đất khi người sử dụng đất thế chấp quyền sử dụng đất không?
- Người điều khiển ô tô có được dừng xe song song với xe khác không? Nếu không được thì có bị phạt không? Phạt bao nhiêu?
- Kết chuyển lãi lỗ đầu năm là gì? Tài khoản 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Thông tư 200 phản ánh nội dung gì?
- Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải công khai thông tin gì cho khách hàng? Có cần xin chấp thuận trước khi sáp nhập hay không?