Nhà nước có hỗ trợ đầu tư hợp tác quốc tế về thư viện không? Hợp tác quốc tế về thư viện được thực hiện như thế nào?
Nhà nước có hỗ trợ đầu tư hợp tác quốc tế về thư viện không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 5 Luật Thư viện 2019 quy định như sau:
Chính sách của Nhà nước về phát triển sự nghiệp thư viện
1. Nhà nước đầu tư cho thư viện công lập các nội dung sau đây:
a) Ưu tiên đầu tư cho Thư viện Quốc gia Việt Nam, thư viện công cộng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là thư viện cấp tỉnh) và thư viện có vai trò quan trọng;
b) Hiện đại hóa thư viện; xây dựng thư viện số, tài nguyên thông tin dùng chung, tài nguyên thông tin mở; liên thông thư viện trong nước và nước ngoài;
c) Sưu tầm, bảo quản và phát huy giá trị tài liệu cổ, quý hiếm, các bộ sưu tập tài liệu có giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa, khoa học;
d) Tổ chức dịch vụ thư viện lưu động, luân chuyển tài nguyên thông tin phục vụ khu vực biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn;
đ) Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực và phát triển nguồn nhân lực thư viện;
e) Nghiên cứu, ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến trong hoạt động thư viện.
2. Nhà nước hỗ trợ đầu tư các nội dung sau đây:
a) Cung cấp dịch vụ sự nghiệp công trong lĩnh vực thư viện, phát triển văn hóa đọc;
b) Duy trì và phát triển thư viện cộng đồng, thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng không vì mục tiêu lợi nhuận;
c) Cước vận chuyển tài liệu thư viện phục vụ nhiệm vụ chính trị, khu vực biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn;
d) Hợp tác quốc tế về thư viện.
3. Nhà nước có chính sách khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Theo đó, Nhà nước hỗ trợ đầu tư các nội dung sau đây:
- Cung cấp dịch vụ sự nghiệp công trong lĩnh vực thư viện, phát triển văn hóa đọc;
- Duy trì và phát triển thư viện cộng đồng, thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng không vì mục tiêu lợi nhuận;
- Cước vận chuyển tài liệu thư viện phục vụ nhiệm vụ chính trị, khu vực biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn;
- Hợp tác quốc tế về thư viện.
Như vậy, Nhà nước có hỗ trợ đầu tư hợp tác quốc tế về thư viện đối với các thư viện công lập.
Hợp tác quốc tế về thư viện (Hình từ Internet)
Hợp tác quốc tế về thư viện được thực hiện như thế nào?
Theo Điều 36 Luật Thư viện 2019 quy định như sau:
Hợp tác quốc tế về thư viện
1. Xây dựng và triển khai chương trình, đề án, dự án hợp tác quốc tế.
2. Tham gia các tổ chức, hội, diễn đàn nghề nghiệp, liên thông với thư viện trong nước và nước ngoài.
3. Tham gia xây dựng, thực hiện, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thông lệ quốc tế về thư viện.
4. Nghiên cứu khoa học, trao đổi tài nguyên thông tin, kinh nghiệm, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực; ứng dụng và chuyển giao công nghệ; quảng bá, xúc tiến, tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia, hỗ trợ hoạt động thư viện.
5. Hoạt động hợp tác quốc tế khác phù hợp với quy định của pháp luật.
Theo đó, hợp tác quốc tế về thư viện được thực hiện như sau:
- Xây dựng và triển khai chương trình, đề án, dự án hợp tác quốc tế.
- Tham gia các tổ chức, hội, diễn đàn nghề nghiệp, liên thông với thư viện trong nước và nước ngoài.
- Tham gia xây dựng, thực hiện, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thông lệ quốc tế về thư viện.
- Nghiên cứu khoa học, trao đổi tài nguyên thông tin, kinh nghiệm, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực; ứng dụng và chuyển giao công nghệ; quảng bá, xúc tiến, tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia, hỗ trợ hoạt động thư viện.
- Hoạt động hợp tác quốc tế khác phù hợp với quy định của pháp luật.
Cơ quan nào có trách nhiệm giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về thư viện trong hợp tác quốc tế về thư viện?
Tại Điều 48 Luật Thư viện 2019 quy định như sau:
Trách nhiệm quản lý nhà nước về thư viện của Chính phủ
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về thư viện.
2. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về thư viện trong phạm vi cả nước và có trách nhiệm sau đây:
a) Ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện chính sách, văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, kế hoạch phát triển thư viện;
b) Ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trong hoạt động thư viện; ban hành quy tắc ứng xử nghề nghiệp thư viện;
c) Chỉ đạo thực hiện liên thông thư viện; chỉ đạo chuyên môn, nghiệp vụ thư viện, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực thư viện, nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ trong hoạt động thư viện;
d) Thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về thư viện;
đ) Xây dựng và hướng dẫn hoạt động phát triển văn hóa đọc;
e) Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động thư viện theo thẩm quyền;
g) Hợp tác quốc tế về thư viện.
Theo đó, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về thư viện trong phạm vi cả nước và có trách nhiệm trong việc hợp tác quốc tế về thư viện.
Nguyễn Anh Hương Thảo
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hợp tác quốc tế có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Từ ngày 1/1/2025, quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện hoạt động theo nguyên tắc nào?
- Người làm chứng trong tố tụng dân sự là ai? Người làm chứng được từ chối khai báo lời khai không?
- Văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư dự án cải tạo nhà chung cư phải được công bố công khai ở đâu?
- Có phải đăng ký biến động đất đai khi góp vốn bằng quyền sử dụng đất? Nếu có thì đăng ký biến động đất đai ở đâu?
- Quy trình chuyển đổi vàng miếng khác thành vàng miếng SJC của doanh nghiệp mua bán vàng miếng như thế nào?