Nhãn hàng hóa có được viết tắt tên công ty không? Vi phạm về nhãn hàng hóa có bị xử phạt vi phạm hành chính không?
Nhãn hàng hóa phải bảo đảm theo các tiêu chí nào thì mới được chấp nhận để lưu hành?
Quy định tại Điều 4 Nghị định 43/2017/NĐ-CP được hướng dẫn bởi Điều 4 Thông tư 05/2019/TT-BKHCN về vị trí nhãn hàng hóa như sau:
1. Nhãn hàng hóa phải được thể hiện trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa ở vị trí khi quan sát có thể nhận biết được dễ dàng, đầy đủ các nội dung quy định của nhãn mà không phải tháo rời các chi tiết, các phần của hàng hóa.
2. Trường hợp không được hoặc không thể mở bao bì ngoài thì trên bao bì ngoài phải có nhãn và nhãn phải trình bày đầy đủ nội dung bắt buộc.
Căn cứ theo Điều 5 Nghị định 43/2017/NĐ-CP điểm b được bãi bỏ bởi khoản 1 Điều 2 Nghị định 111/2021/NĐ-CP quy định về kích thước nhân hàng hóa, kích thước của chữ và số trên nhãn như sau:
Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa tự xác định kích thước của nhãn hàng hóa, kích thước chữ và số thể hiện trên nhãn hàng hóa nhưng phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
1. Ghi được đầy đủ nội dung bắt buộc theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định này;
2. Kích thước của chữ và số phải bảo đảm đủ để đọc bằng mắt thường và đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Kích thước của chữ và số thể hiện đại lượng đo lường thì phải tuân thủ quy định của pháp luật về đo lường;
Tại Điều 6 Nghị định 43/2017/NĐ-CP quy định về màu sắc của chữ, ký hiệu và hình ảnh trên nhãn hàng hóa
Màu sắc của chữ, chữ số, hình vẽ, hình ảnh, dấu hiệu, ký hiệu ghi trên nhãn hàng hóa phải rõ ràng. Đối với những nội dung bắt buộc theo quy định thì chữ, chữ số phải có màu tương phản với màu nền của nhãn hàng hóa.
Ngoài ra, ngôn ngữ trình bày nhãn hàng hóa được hướng dẫn bởi Điều 5 Thông tư 05/2019/TT-BKHCN.
Như vậy, pháp luật Việt Nam quy định khá chặt chẽ về việc thể hiện nhãn hàng hóa trên sản phẩm.
Nhãn hàng hóa có được viết tắt tên công ty không? (Hình từ internet)
Nhãn hàng hóa có được viết tắt tên công ty không?
Tại Điều 6 Thông tư 05/2019/TT-BKHC hướng dẫn khoản 1 Điều 12 Nghị định 43/2017/NĐ-CP quy định về tên và địa chỉ tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa như sau:
"Điều 6. Ghi tên và địa chỉ tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa (khoản 1, khoản 3, khoản 6 Điều 12 Nghị định số 43/2017/NĐ-CP)
1. Tên riêng của tổ chức, cá nhân và địa danh ghi trên nhãn hàng hóa không được viết tắt, từ chỉ đơn vị hành chính có thể viết tắt.
Ví dụ: “xã” là X; “phường” là P; “huyện” là H; “quận” là Q; “thành phố” là TP; “tỉnh” là T.
..."
Cùng với đó quy định tại Điều 37 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau:
"Điều 37. Tên doanh nghiệp
1. Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:
a) Loại hình doanh nghiệp;
b) Tên riêng.
2. Loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân.
3. Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu".
Theo đó thì tên riêng của công ty chị trong trường hợp này là khai thác hải sản, chế biến nước mắm Thanh Hà nên theo quy định trên sẽ không được viết.
Vi phạm về nhãn hàng hóa có bị xử phạt vi phạm hành chính không?
Theo quy định tại Điều 30 Nghị định 119/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung tại khoản 46, khoản 47 Điều 2 Nghị định 126/2021/NĐ-CP như sau:
Điều 30. Vi phạm quy định về ghi nhãn hàng hóa trong kinh doanh sản phẩm, hàng hóa
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị đến 5.000.000 đồng, trừ trường hợp hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam đã có nhãn gốc nhưng không đọc được các nội dung trên nhãn theo quy định pháp luật mà các tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa không khắc phục được, hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam đã có nhãn gốc nhưng chưa có nhãn phụ khi làm thủ tục thông quan.”.
a) Hàng hóa có nhãn hàng hóa nhưng bị che lấp, rách nát, mờ không đọc được hoặc không đọc được hết các nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa;
b) Hàng hóa có nhãn ghi không đúng quy định về kích thước chữ và số, ngôn ngữ sử dụng, định lượng và đơn vị đo theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa.
2. Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 5.000.000 đồng được quy định như sau:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng;
e) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng;
g) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị trên 100.000.000 đồng.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thu hồi hàng hóa và buộc ghi nhãn hàng hóa đúng quy định trước khi đưa vào lưu thông; buộc tiêu hủy nhãn hàng hóa vi phạm; buộc tiêu hủy hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng hàng hóa có nhãn vi phạm trong trường hợp không thể tách rời nhãn hàng hóa vi phạm ra khỏi hàng hóa đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này;
b) Buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định pháp luật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này.”.
Như vậy, việc ghi tắt trên nhãn hàng hóa của công ty chị sẽ bị xử phạt hành chính tùy thuộc vào giá trị sản phẩm mà căn cứ áp dụng mức phạt nêu trên.
Lưu ý mức phạt trên áp dụng với trường hợp là tổ chức, trường hợp người vi phạm là cá nhân thì mức phạt bằng 1/2 mức phạt trên (khoản 2 Điều 3 Nghị định 119/2017/NĐ-CP).
Hoàng Thanh Thanh Huyền
- Điều 30 Nghị định 119/2017/NĐ-CP
- Điều 37 Luật Doanh nghiệp 2020
- khoản 1 Điều 12 Nghị định 43/2017/NĐ-CP
- Điều 6 Thông tư 05/2019/TT-BKHC
- Điều 5 Thông tư 05/2019/TT-BKHCN
- Điều 6 Nghị định 43/2017/NĐ-CP
- khoản 1 Điều 2 Nghị định 111/2021/NĐ-CP
- Điều 5 Nghị định 43/2017/NĐ-CP
- Điều 4 Thông tư 05/2019/TT-BKHCN
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Nhãn hàng hóa có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Danh mục, nội dung gói dịch vụ y tế cơ bản do trạm y tế xã thực hiện do Bộ Y tế ban hành mới nhất?
- Công chức giữ chức vụ lãnh đạo của Bộ Tư pháp có 02 năm liên tiếp được xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ có bị cho thôi việc?
- Từ ngày 1/1/2025, quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện hoạt động theo nguyên tắc nào?
- Người làm chứng trong tố tụng dân sự là ai? Người làm chứng được từ chối khai báo lời khai không?
- Văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư dự án cải tạo nhà chung cư phải được công bố công khai ở đâu?