Nhập khẩu túi PP để gia công hàng hóa cho doanh nghiệp nước ngoài thì có phải đóng thuế bảo vệ môi thường hay không?
- Túi PP nhập khẩu có phải đối tượng chịu thuế của thuế bảo vệ môi trường hay không?
- Nhập khẩu túi PP để làm bao bì gia công hàng hóa cho doanh nghiệp nước ngoài thì có phải đóng thuế bảo vệ môi thường hay không?
- Trường hợp bao bì PP thuộc đối tượng không chịu thuế mà công ty sử dụng, lưu hành tại thị trường Việt Nam thì bị xử phạt thế nào?
Túi PP nhập khẩu có phải đối tượng chịu thuế của thuế bảo vệ môi trường hay không?
Tại Điều 3 Luật Thuế bảo vệ môi trường 2010 quy định về đối tượng chịu thuế như sau:
"Điều 3. Đối tượng chịu thuế
1. Xăng, dầu, mỡ nhờn, bao gồm:
a) Xăng, trừ etanol;
b) Nhiên liệu bay;
c) Dầu diezel;
d) Dầu hỏa;
đ) Dầu mazut;
e) Dầu nhờn;
g) Mỡ nhờn.
2. Than đá, bao gồm:
a) Than nâu;
b) Than an-tra-xít (antraxit);
c) Than mỡ;
d) Than đá khác.
3. Dung dịch hydro-chloro-fluoro-carbon (HCFC).
4. Túi ni lông thuộc diện chịu thuế.
5. Thuốc diệt cỏ thuộc loại hạn chế sử dụng.
6. Thuốc trừ mối thuộc loại hạn chế sử dụng.
7. Thuốc bảo quản lâm sản thuộc loại hạn chế sử dụng.
8. Thuốc khử trùng kho thuộc loại hạn chế sử dụng.
9. Trường hợp xét thấy cần thiết phải bổ sung đối tượng chịu thuế khác cho phù hợp với từng thời kỳ thì Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quy định.
Chính phủ quy định chi tiết Điều này."
Chiếu theo quy định trên thì có thể hiểu không phải mọi trường hợp túi ni lông (túi PP) sẽ thuộc đối tượng chịu thu của thuế bảo vệ môi trường, vì vậy phải xét trường hợp sử dụng của túi PP để biết có phải áp dụng loại thuế này hay không.
Nhập khẩu túi PP để gia công hàng hóa cho doanh nghiệp nước ngoài thì có phải đóng thuế bảo vệ môi thường hay không? (Hình từ Internet)
Nhập khẩu túi PP để làm bao bì gia công hàng hóa cho doanh nghiệp nước ngoài thì có phải đóng thuế bảo vệ môi thường hay không?
Căn cứ khoản 4 Điều 1 Thông tư 152/2011/TT-BTC (Được sửa đổi bởi sung tại Điều 5 Thông tư 159/2012/TT-BTC) quy định về đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường như sau:
“Điều 1. Đối tượng chịu thuế
...
4. Túi ni lông thuộc diện chịu thuế (túi nhựa) là loại túi, bao bì nhựa mỏng có hình dạng túi (có miệng túi, có đáy túi, có thành túi và có thể đựng sản phẩm trong đó) được làm từ màng nhựa đơn HDPE (high density polyethylene resin), LDPE (Low density polyethylen) hoặc LLDPE (Linear low density polyethylen resin), trừ bao bì đóng gói sẵn hàng hóa và túi ni lông đáp ứng tiêu chí thân thiện với môi trường kể từ ngày được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận túi ni lông thân thiện với môi trường theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Bao bì đóng gói sẵn hàng hoá (kể cả có hình dạng túi và không có hình dạng túi) tại khoản này được quy định cụ thể như sau:
a) Bao bì đóng gói sẵn hàng hóa bao gồm:
a1) Bao bì đóng gói sẵn hàng hoá nhập khẩu.
a2) Bao bì mà tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tự sản xuất hoặc nhập khẩu để đóng gói sản phẩm do tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đó sản xuất, gia công ra hoặc mua sản phẩm về đóng gói hoặc làm dịch vụ đóng gói.
Ví dụ 1: Doanh nghiệp A tự sản xuất hoặc nhập khẩu 100 kg bao bì (túi ni lông) để đóng gói sản phẩm giầy (sản phẩm giầy do doanh nghiệp A sản xuất, gia công ra hoặc mua về đóng gói hoặc làm dịch vụ đóng gói) thì 100 kg bao bì nêu trên không thuộc diện chịu thuế bảo vệ môi trường.
Bao bì mà người sản xuất hoặc người nhập khẩu đã có cam kết hoặc khai báo tại khâu nhập khẩu để đóng gói sản phẩm, nhưng sau đó không sử dụng để đóng gói sản phẩm mà đã sử dụng để trao đổi, tiêu dùng nội bộ, tặng cho thì người sản xuất hoặc người nhập khẩu bao bì phải kê khai, nộp thuế bảo vệ môi trường và bị xử lý theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
Ví dụ 2: Doanh nghiệp A tự sản xuất hoặc nhập khẩu 100 kg bao bì (túi ni lông), doanh nghiệp A đã có cam kết hoặc khai báo tại khâu nhập khẩu để đóng gói sản phẩm giầy (sản phẩm giầy do doanh nghiệp A sản xuất, gia công ra hoặc mua về đóng gói hoặc làm dịch vụ đóng gói), nếu doanh nghiệp A chỉ sử dụng 20 kg bao bì để đóng gói sản phẩm giầy và đã sử dụng 30kg bao bì để trao đổi, 40kg bao bì để tiêu dùng nội bộ, 10kg bao bì để tặng cho thì doanh nghiệp A phải kê khai, nộp thuế bảo vệ môi trường đối với 80 kg bao bì đã sử dụng để trao đổi, tiêu dùng nội bộ, tặng cho và bị xử lý theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
a3) Bao bì mà tổ chức, hộ gia đình, cá nhân mua trực tiếp của người sản xuất hoặc người nhập khẩu để đóng gói sản phẩm do tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đó sản xuất, gia công ra hoặc mua sản phẩm về đóng gói hoặc làm dịch vụ đóng gói.
Ví dụ 3: Doanh nghiệp B mua trực tiếp của doanh nghiệp A (là người sản xuất hoặc người nhập khẩu bao bì) 200 kg bao bì để đóng gói sản phẩm áo sơ mi (sản phẩm áo sơ mi do doanh nghiệp B sản xuất, gia công ra hoặc mua về đóng gói hoặc làm dịch vụ đóng gói) thì 200 kg bao bì nêu trên không thuộc diện chịu thuế bảo vệ môi trường.
Bao bì mà người mua không sử dụng để đóng gói sản phẩm (đã có cam kết về việc mua bao bì để đóng gói sản phẩm) mà đã sử dụng để trao đổi, tiêu dùng nội bộ, tặng cho hoặc bán cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác thì người mua bao bì phải kê khai, nộp thuế bảo vệ môi trường với cơ quan thuế quản lý trực tiếp và bị xử lý theo quy định của pháp luật về quản lý thuế...”
Như vậy, theo các quy định trên công ty xác định rõ chất liệu, loại hình kinh doanh, mục đích sử dụng đối với các loại túi nylon thuộc loại bao bì đóng gói sẵn hàng hóa để thực hiện theo quy định về đối tượng áp dụng thuế bảo vệ môi trường.
Trường hợp công ty đã có cam kết hoặc khai báo tại khâu nhập khẩu để đóng gói sản phẩm xuất khẩu thì không thuộc diện chịu thuế bảo vệ môi trường.
Trường hợp công ty không xuất khẩu hết mà đã sử dụng để trao đổi, tiêu dùng nội bộ, tặng cho hoặc bán cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác thì người mua bao bì phải kê khai, nộp thuế bảo vệ môi trường với cơ quan thuế quản lý trực tiếp và bị xử lý theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
Trường hợp bao bì PP thuộc đối tượng không chịu thuế mà công ty sử dụng, lưu hành tại thị trường Việt Nam thì bị xử phạt thế nào?
Về vấn đề trên được quy định tại Điều 17 Nghị định 125/2020/NĐ-CP như sau:
"Điều 17. Xử phạt hành vi trốn thuế
1. Phạt tiền 1 lần số thuế trốn đối với người nộp thuế có từ một tình tiết giảm nhẹ trở lên khi thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
...
e) Sử dụng hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế không đúng mục đích quy định mà không khai báo việc chuyển đổi mục đích sử dụng, khai thuế với cơ quan thuế;
...
2. Phạt tiền 1,5 lần số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này mà không có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ.
3. Phạt tiền 2 lần số thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này mà có một tình tiết tăng nặng.
4. Phạt tiền 2,5 lần số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này có hai tình tiết tăng nặng.
5. Phạt tiền 3 lần số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này có từ ba tình tiết tăng nặng trở lên.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp đủ số tiền thuế trốn vào ngân sách nhà nước đối với các hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều này.
Trường hợp hành vi trốn thuế theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 ,4, 5 Điều này đã quá thời hiệu xử phạt thì người nộp thuế không bị xử phạt về hành vi trốn thuế nhưng người nộp thuế phải nộp đủ số tiền thuế trốn, tiền chậm nộp tính trên số tiền thuế trốn vào ngân sách nhà nước theo thời hạn quy định tại khoản 6 Điều 8 Nghị định này.
b) Buộc điều chỉnh lại số lỗ, số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ trên hồ sơ thuế (nếu có) đối với hành vi quy định tại khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều này.
7. Các hành vi vi phạm quy định tại điểm b, đ, e khoản 1 Điều này bị phát hiện sau thời hạn nộp hồ sơ khai thuế nhưng không làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc chưa được hoàn thuế, không làm tăng số tiền thuế được miễn, giảm thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 3 Điều 12 Nghị định này."
Và tại khoản 5 Điều 5 Nghị định 125/2020/NĐ-CP và điểm a khoản 4 Điều 7 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định như sau:
"Điều 5. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn
5. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân, trừ mức phạt tiền đối với hành vi quy định tại Điều 16, Điều 17 và Điều 18 Nghị định này."
Điều 7. Hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả và nguyên tắc áp dụng mức phạt tiền khi xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn
4. Nguyên tắc áp dụng mức phạt tiền
a) Mức phạt tiền quy định tại Điều 10, 11, 12, 13, 14, 15, khoản 1, 2 Điều 19 và Chương III Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức."
Trường hợp công ty không xuất khẩu hết mà đã sử dụng để trao đổi, tiêu dùng nội bộ, tặng cho hoặc bán cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác mà không kê khai, nộp thuế thì bị xử lý vi phạm hành như trên.
>>> Xem thêm: Tổng hợp các quy định hiện hành liên quan đến thuế bảo vệ môi trường tại đây
Ngô Diễm Quỳnh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Thuế bảo vệ môi trường có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người điều khiển ô tô có được dừng xe song song với xe khác không? Nếu không được thì có bị phạt không? Phạt bao nhiêu?
- Kết chuyển lãi lỗ đầu năm là gì? Tài khoản 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Thông tư 200 phản ánh nội dung gì?
- Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải công khai thông tin gì cho khách hàng? Có cần xin chấp thuận trước khi sáp nhập hay không?
- Phải nộp hồ sơ đề nghị gia hạn trước khi hết thời hạn sử dụng đất mấy tháng? Thời hạn sử dụng đất đối với đất sử dụng có thời hạn là bao lâu?
- Cập nhật các văn bản pháp luật về xuất nhập khẩu mới nhất? Tải Luật thuế xuất nhập khẩu PDF hiện nay?