Xăng có chịu thuế bảo vệ môi trường không? Căn cứ tính thuế bảo vệ môi trường đối với xăng là gì?
Xăng có chịu thuế bảo vệ môi trường không?
Tại Điều 3 Luật Thuế bảo vệ môi trường 2010 quy định đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường như sau:
Đối tượng chịu thuế
1. Xăng, dầu, mỡ nhờn, bao gồm:
a) Xăng, trừ etanol;
b) Nhiên liệu bay;
c) Dầu diezel;
d) Dầu hỏa;
đ) Dầu mazut;
e) Dầu nhờn;
g) Mỡ nhờn.
2. Than đá, bao gồm:
a) Than nâu;
b) Than an-tra-xít (antraxit);
c) Than mỡ;
d) Than đá khác.
3. Dung dịch hydro-chloro-fluoro-carbon (HCFC).
4. Túi ni lông thuộc diện chịu thuế.
5. Thuốc diệt cỏ thuộc loại hạn chế sử dụng.
6. Thuốc trừ mối thuộc loại hạn chế sử dụng.
7. Thuốc bảo quản lâm sản thuộc loại hạn chế sử dụng.
8. Thuốc khử trùng kho thuộc loại hạn chế sử dụng.
9. Trường hợp xét thấy cần thiết phải bổ sung đối tượng chịu thuế khác cho phù hợp với từng thời kỳ thì Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quy định.
Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Chiếu theo quy định trên, có thể thấy xăng là đối tượng phải chịu thuế bảo vệ môi trường (trừ etanol).
Bên cạnh đó, người nộp thuế bảo vệ môi trường được quy định tại Điều 5 Luật Thuế bảo vệ môi trường 2010, cụ thể như sau:
(1) Người nộp thuế bảo vệ môi trường là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế quy định tại Điều 3 Luật Thuế bảo vệ môi trường 2010.
(2) Người nộp thuế bảo vệ môi trường trong một số trường hợp cụ thể được quy định như sau:
- Trường hợp ủy thác nhập khẩu hàng hóa thì người nhận ủy thác nhập khẩu là người nộp thuế;
- Trường hợp tổ chức, hộ gia đình, cá nhân làm đầu mối thu mua than khai thác nhỏ, lẻ mà không xuất trình được chứng từ chứng minh hàng hóa đã được nộp thuế bảo vệ môi trường thì tổ chức, hộ gia đình, cá nhân làm đầu mối thu mua là người nộp thuế.
Xăng có chịu thuế bảo vệ môi trường không? Căn cứ tính thuế bảo vệ môi trường đối với xăng là gì? (Hình từ Internet)
Căn cứ tính thuế bảo vệ môi trường đối với xăng là gì?
Căn cứ tính thuế bảo vệ môi trường được quy định tại Điều 6 Luật Thuế bảo vệ môi trường 2010, cụ thể như sau:
Căn cứ tính thuế
1. Căn cứ tính thuế bảo vệ môi trường là số lượng hàng hóa tính thuế và mức thuế tuyệt đối.
2. Số lượng hàng hóa tính thuế được quy định như sau:
a) Đối với hàng hóa sản xuất trong nước, số lượng hàng hóa tính thuế là số lượng hàng hóa sản xuất bán ra, trao đổi, tiêu dùng nội bộ, tặng cho;
b) Đối với hàng hóa nhập khẩu, số lượng hàng hóa tính thuế là số lượng hàng hóa nhập khẩu.
3. Mức thuế tuyệt đối để tính thuế được quy định tại Điều 8 của Luật này.
Như vậy, căn cứ tính thuế bảo vệ môi trường đối với xăng là số lượng xăng tính thuế và mức thuế tuyệt đối.
Căn cứ Điều 7 Luật Thuế bảo vệ môi trường 2010 thì phương pháp tính thuế như sau:
Thuế bảo vệ môi trường phải nộp = Số lượng đơn vị hàng hoá tính thuế x Mức thuế tuyệt đối trên một đơn vị hàng hoá
Trong đó, mức thuế tuyệt đối để tính thuế bảo vệ môi trường đối với xăng được quy định tại khoản 1 Điều 8 Luật Thuế bảo vệ môi trường 2010 là 1.000-4.000 đồng/lít.
Lưu ý:
- Số lượng hàng hóa tính thuế được quy định như sau:
+ Đối với hàng hóa sản xuất trong nước, số lượng hàng hóa tính thuế là số lượng hàng hóa sản xuất bán ra, trao đổi, tiêu dùng nội bộ, tặng cho;
+ Đối với hàng hóa nhập khẩu, số lượng hàng hóa tính thuế là số lượng hàng hóa nhập khẩu.
- Căn cứ vào Biểu khung thuế quy định tại khoản 1 Điều 8 Luật Thuế bảo vệ môi trường 2010, Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định mức thuế cụ thể đối với từng loại hàng hóa chịu thuế bảo đảm các nguyên tắc sau:
+ Mức thuế đối với hàng hóa chịu thuế phù hợp với chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước trong từng thời kỳ;
+ Mức thuế đối với hàng hóa chịu thuế được xác định theo mức độ gây tác động xấu đến môi trường của hàng hóa.
Xăng không phải chịu thuế bảo vệ môi trường trong trường hợp nào?
Căn cứ quy định tại Điều 4 Luật Thuế bảo vệ môi trường 2010 và Điều 3 Luật Thuế bảo vệ môi trường 2010 thì xăng không phải chịu thuế bảo vệ môi trường trong các trường hợp sau:
- Xăng được vận chuyển quá cảnh hoặc chuyển khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam theo quy định của pháp luật, bao gồm xăng được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu qua cửa khẩu Việt Nam nhưng không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam;
Xăng quá cảnh qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam trên cơ sở Hiệp định ký kết giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ nước ngoài hoặc thỏa thuận giữa cơ quan, người đại diện được Chính phủ Việt Nam và Chính phủ nước ngoài ủy quyền theo quy định của pháp luật;
- Xăng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu trong thời hạn theo quy định của pháp luật;
- Xăng do cơ sở sản xuất trực tiếp xuất khẩu hoặc ủy thác cho cơ sở kinh doanh xuất khẩu để xuất khẩu, trừ trường hợp tổ chức, hộ gia đình, cá nhân mua xăng thuộc đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường để xuất khẩu.
Phan Thị Như Ý
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Thuế bảo vệ môi trường có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu đề cương báo cáo nội dung về công tác thanh tra định kỳ mới nhất? Có bao nhiêu nguyên tắc hoạt động thanh tra?
- Trong chiến dịch Đông Xuân 1953 1954 Liên quân Việt Lào giải phóng thị xã Thà Khẹt vào thời gian nào?
- Có được trừ ngày nghỉ phép năm vào lịch nghỉ Tết âm lịch của người lao động tại các doanh nghiệp không?
- Cá nhân cải tạo nhà ở có phải kết hợp với việc giữ gìn cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử văn hóa không?
- Chủ hàng hóa xuất nhập khẩu là người khai hải quan đúng không? Gian lận thuế là hành vi bị nghiêm cấm đối với người khai hải quan?