Nội dung đánh giá công chức đang làm việc trong biên chế tại các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước bao gồm những gì?
- Nội dung đánh giá công chức đang làm việc trong biên chế tại các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước bao gồm những gì?
- Có những mức phân loại nào trong việc đánh giá công chức đang làm việc trong biên chế tại các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước?
- Công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý được đánh giá ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ cần đáp ứng những tiêu chí nào?
Nội dung đánh giá công chức đang làm việc trong biên chế tại các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước bao gồm những gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 8 Quy chế đánh giá, phân loại công chức, viên chức, người lao động, người quản lý, người đại diện thuộc Ngân hàng Nhà nước quản lý ban hành kèm theo Quyết định 2599/QĐ-NHNN năm 2015 quy định về nội dung đánh giá công chức như sau:
Nội dung đánh giá công chức
1. Công chức được đánh giá theo các nội dung sau đây:
a) Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước;
b) Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc;
c) Năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ;
d) Tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ;
đ) Tinh thần trách nhiệm và phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ;
e) Thái độ phục vụ nhân dân.
2. Ngoài những quy định tại khoản 1 Điều này, công chức lãnh đạo, quản lý còn được đánh giá theo các nội dung sau đây:
a) Kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý;
b) Năng lực lãnh đạo, quản lý;
c) Năng lực tập hợp, đoàn kết công chức.
Như vậy, theo quy định thì nội dung đánh giá công chức bao gồm:
(1) Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước;
(2) Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc;
(3) Năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ;
(4) Tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ;
(5) Tinh thần trách nhiệm và phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ;
(6) Thái độ phục vụ nhân dân.
Nội dung đánh giá công chức đang làm việc trong biên chế tại các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước bao gồm những gì? (Hình từ Internet)
Có những mức phân loại nào trong việc đánh giá công chức đang làm việc trong biên chế tại các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước?
Căn cứ Điều 9 Quy chế đánh giá, phân loại công chức, viên chức, người lao động, người quản lý, người đại diện thuộc Ngân hàng Nhà nước quản lý ban hành kèm theo Quyết định 2599/QĐ-NHNN năm 2015 quy định về việc phân loại đánh giá công chức như sau:
Phân loại đánh giá công chức
Căn cứ vào kết quả đánh giá, công chức được phân loại đánh giá theo một trong các mức như sau:
1. Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ;
2. Hoàn thành tốt nhiệm vụ;
3. Hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực;
4. Không hoàn thành nhiệm vụ.
Như vậy, theo quy định thì có các mức phân loại đánh giá công chức sau đây:
(1) Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ;
(2) Hoàn thành tốt nhiệm vụ;
(3) Hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực;
(4) Không hoàn thành nhiệm vụ.
Công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý được đánh giá ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ cần đáp ứng những tiêu chí nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 11 Quy chế đánh giá, phân loại công chức, viên chức, người lao động, người quản lý, người đại diện thuộc Ngân hàng Nhà nước quản lý ban hành kèm theo Quyết định 2599/QĐ-NHNN năm 2015 quy định tiêu chí phân loại đánh giá công chức ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ như sau:
Tiêu chí phân loại đánh giá công chức ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ
1. Công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đạt được tất cả các tiêu chí sau đây thì phân loại đánh giá ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ:
a) Các tiêu chí quy định tại Điểm a, b, c, d và đ Khoản 1 Điều 10 Quy chế này;
b) Hoàn thành 100% nhiệm vụ theo chương trình, kế hoạch công tác năm, bảo đảm tiến độ, chất lượng và hiệu quả;
c) Hoàn thành nhiệm vụ đột xuất.
2. Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đạt được tất cả các tiêu chí sau đây thì phân loại đánh giá ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ:
...
Đồng thời, căn cứ khoản 1 Điều 10 Quy chế đánh giá, phân loại công chức, viên chức, người lao động, người quản lý, người đại diện thuộc Ngân hàng Nhà nước quản lý ban hành kèm theo Quyết định 2599/QĐ-NHNN năm 2015 quy định tiêu chí phân loại đánh giá công chức ở mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ như sau:
Tiêu chí phân loại đánh giá công chức ở mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
1. Công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đạt được tất cả các tiêu chí sau đây thì phân loại đánh giá ở mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ:
a) Luôn gương mẫu, chấp hành tốt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước;
b) Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; có lối sống lành mạnh, chấp hành nghiêm kỷ luật, kỷ cương trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; tận tụy, có tinh thần trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao;
c) Có năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ; phối hợp chặt chẽ và có hiệu quả với đồng nghiệp, cơ quan, tổ chức có liên quan trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, công vụ;
d) Có tinh thần chủ động, sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao;
đ) Có thái độ đúng mực và xử sự văn hóa trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ; thực hiện tốt việc phòng, chống các hành vi cửa quyền, hách dịch, gây khó khăn, phiền hà, tiêu cực, tham nhũng, tham ô, lãng phí.
e) Hoàn thành 100% nhiệm vụ theo chương trình, kế hoạch công tác năm, vượt tiến độ, có chất lượng và hiệu quả;
...
Như vậy, công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đạt được tất cả các tiêu chí sau đây thì được phân loại đánh giá ở mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ:
(1) Luôn gương mẫu, chấp hành tốt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước;
(2) Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; có lối sống lành mạnh, chấp hành nghiêm kỷ luật, kỷ cương trong cơ quan, tổ chức, đơn vị;
Tận tụy, có tinh thần trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao;
(3) Có năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ; phối hợp chặt chẽ và có hiệu quả với đồng nghiệp, cơ quan, tổ chức có liên quan trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, công vụ;
(4) Có tinh thần chủ động, sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao;
(5) Có thái độ đúng mực và xử sự văn hóa trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ;
Thực hiện tốt việc phòng, chống các hành vi cửa quyền, hách dịch, gây khó khăn, phiền hà, tiêu cực, tham nhũng, tham ô, lãng phí.
(6) Hoàn thành 100% nhiệm vụ theo chương trình, kế hoạch công tác năm, bảo đảm tiến độ, chất lượng và hiệu quả;
(7) Hoàn thành nhiệm vụ đột xuất.
Nguyễn Thị Hậu
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Đánh giá công chức có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công đoàn Việt Nam là tổ chức gì? Thành viên hợp danh của công ty hợp danh được kết nạp vào Công đoàn Việt Nam không?
- Mục đích của đổi mới công nghệ là gì? 04 mục tiêu của chương trình Đổi mới công nghệ quốc gia là gì?
- Content về ngày 20 11 sáng tạo, thu hút? Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 2024 thứ mấy, ngày mấy âm lịch?
- Ngày 18 tháng 11 là ngày gì? Ngày 18 tháng 11 là thứ mấy? Ngày 18 tháng 11 có phải ngày nghỉ lễ, tết của người lao động không?
- Mẫu Công văn đề xuất xếp loại chất lượng chi bộ, tập thể lãnh đạo và đảng viên mới nhất là mẫu nào?