Phạm vi bán lẻ của cơ sở bán lẻ là tủ thuốc trạm y tế xã có dựa trên danh mục thuốc thiết yếu hay không?
Phạm vi bán lẻ của cơ sở bán lẻ là tủ thuốc trạm y tế xã có dựa trên danh mục thuốc thiết yếu hay không?
Tủ thuốc trạm y tế (Hình từ Internet)
Căn cứ quy định tại Điều 4 Thông tư 19/2018/TT-BYT thì danh mục thuốc thiết yếu được sử dụng cho các mục đích sau đây:
- Xây dựng thống nhất các chính sách của Nhà nước về: đầu tư, quản lý giá, vốn, thuế, phí các vấn đề liên quan đến sản xuất, kinh doanh, bảo quản, kiểm nghiệm, xuất khẩu, nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc để bảo đảm có đủ thuốc trong danh mục thuốc thiết yếu phục vụ công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân.
- Sử dụng trong các hoạt động đào tạo, giảng dạy, hướng dẫn sử dụng thuốc cho học sinh, sinh viên tại các trường có đào tạo khối ngành sức khỏe.
- Xây dựng danh mục thuốc thuộc phạm vi thanh toán của quỹ bảo hiểm y tế.
- Làm cơ sở để Hội đồng thuốc và điều trị xây dựng danh mục thuốc sử dụng trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng nhu cầu điều trị trình người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phê duyệt.
- Làm cơ sở để xây dựng Danh mục thuốc đấu thầu, Danh mục thuốc đấu thầu tập trung, Danh mục thuốc được áp dụng hình thức đàm phán giá.
- Quy định phạm vi bán lẻ thuốc tại cơ sở bán lẻ là tủ thuốc trạm y tế xã.
Như vậy khi quy định phạm bi bán lẻ thuốc tại cơ sở bán lẻ là tủ thuốc trạm y tế xã sẽ dựa trên danh mục thuốc thiết yếu được quy định tại Thông tư 19/2018/TT-BYT.
Các loại thuốc thiết yếu nào thuộc phạm vi bán lẻ tại cơ sở bán lẻ là tủ thuốc trạm y tế xã?
Căn cứ quy định tại khoản 4 Điều 6 Thông tư 19/2018/TT-BYT quy định như sau:
Sử dụng danh mục thuốc thiết yếu:
...
Quy định phạm vi bán lẻ thuốc tại cơ sở bán lẻ là tủ thuốc trạm y tế xã, bao gồm:
a) Thuốc có ký hiệu (*) trong danh mục thuốc hóa dược, sinh phẩm thiết yếu;
b) Toàn bộ thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền, vị thuốc cổ truyền thiết yếu ban hành kèm theo Thông tư này.
Theo đó thì các loại thuốc thiết yếu thuộc phạm vi bán lẻ tại cơ sở bán lẻ là tủ thuốc trạm y tế xã gồm:
- Thuốc giảm đau không opi, hạ sốt, chống viêm không steroid:
+ Acid Acetylsalicylic
+ Ibuprofen
+ Paracetamol
- Thuốc chăm sóc giảm nhẹ:
+ Docusat natri
+ Lactulose
- Thuốc chống dị ứng:
+ Alimemazin
+ Clorpheniramin maleat dạng uống
+ Loratadin
+ Promethazin hydroclorid
- Thuốc giải độc không đặc hiệu là than hoạt
- Thuốc trị giun, sán đường ruột:
+ Albendazol
+ Mebendazol
+ Pyrantel (embonat)
- Thuốc chống nấm:
+ Clotrimazol
- Thuốc chống virus herpes:
+ Aciclovir dạng kem dùng ngoài da
- Thuốc điều trị cơn đau nửa đầu cấp:
+ Acetylsalicylic acid
+ Ibuprofen
+ Paracetamol
- Thuốc chống thiếu máu:
+ Acid Folic
+ Sắt (Sulfat hay oxalat)
+ Sắt (sulfat + acid folic)
- Thuốc chống huyết khối:
+ Acid Acetylsalicylic
- Thuốc ngoài da chống nấm:
+ Acid Benzoic + Acid Salicylic
+ Cồn A.S.A
+ Cồn BSI
+ Clotrimazol
+ Ketoconazol
+ Miconazol
+ Terbinafin
+ Natri thiosulfat
- Thuốc ngoài da chống nhiễm khuẩn:
+ Neomycin + Bacitracin
+ Povidon iod
+ Kali permanganate
+ Bạc Sulfadiazin
- Thuốc ngoài da chống viêm, ngứa:
+ Betamethason (valerat)
+ Fluocinolon acetonid
+ Hydrocortison acetate
+ Calamin
- Thuốc ngoài da có tác dụng làm tiêu sừng
+ Acid Salicylic
+ Benzoyl peroxide
+ Urea
- Thuốc ngoài da trị ghẻ:
+ Benzyl benzoate
+ Diethylphtalat
+ Permethrin
- Thuốc tẩy trùng và khử trùng:
+ Clorhexidin digluconat
+ Cồn 70 độ
+ Cồn iod
+ Nước oxy già
+ Povidon iod
- Thuốc chống loét dạ dày, tá tràng:
+ Cimetidin để uống dạng viên.
+ Muối bismuth (carbonat, trikali dicitrat...)
+ Famotidin để uống dạng viên
+ Magnest hydmxyd + Nhỏm hydroxyd (*)
+ Ranitidin
- Thuốc chống nôn:
+ Promethazin hydroclorid
- Thuốc chống co thắt:
+ Hyoscin butylbromid để uống dạng viên
- Thuốc tẩy, nhuận tràng:
+ Bisacodyl
+ Magnesi sulfat
- Thuốc tiêu chảy chống mất nước:
+ Oresol
- Thuốc chống tiêu chảy:
+ Atapulgit
+ Berberin clorid
+ Loperamid
+ Kẽm Sulfat
- Thuốc điều trị bệnh trĩ:
+ Diosmin
- Thuốc men tụy
- Thuốc tránh thai:
+ Ethinylestradiol + Levonorgestrel
+ Ethinylestradiol + Norethisteron
- Chất estrogen: Ethinyl estradiol
- Thuốc chống nhiễm khuẩn, kháng virus dùng cho mắt, tai, mũi, họng: Argyrol
- Thuốc tai, mũi, họng:
+ Nước oxy già
+ Naphazolin (nhỏ mũi)
+ Xylometazolin (nhỏ mũi)
+ Budesonid (xịt mũi)
- Thuốc chữa hen và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính:
+ Beclometason dipropionat (thuốc hít)
+ Budesonid (thuốc hít)
- Thuốc chữa rối loạn tiết dịch:
+ Acetylcystein để uống dạng viên hoặc bột
+ Alimemazin
+ Bromhexin hydroclorid
- Thuốc đường hô hấp khác là: Dextromethorphan
- Dung dịch điều chỉnh nước điện giải và cân bằng acid-base: Oresol
- Vitamin và các chất vô cơ:
+ Calci gluconat để uống dạng viên
+ Vitamin A
+ Vitamin A + D
+ Thiamin hydroclorid hoặc nitrat
+ Vitamin B2
+ Vitamin B6
+ Vitamin C
+ Vitamin PP
- Toàn bộ thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền, vị thuốc cổ truyền thiết yếu tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 19/2019/TT-BYT.
Cơ sở bán lẻ là tủ thuốc trạm y tế xã có quyền và trách nhiệm gì?
Về quyền và trách nhiệm của cơ sở bán lẻ là tủ thuốc trạm y tế xã được quy định tại Điều 49 Luật Dược 2016 như sau:
Quyền và trách nhiệm của cơ sở bán lẻ là tủ thuốc trạm y tế xã
1. Cơ sở bán lẻ là tủ thuốc trạm y tế xã có các quyền sau đây:
a) Quyền quy định tại các Điểm a, b, c và đ Khoản 1 Điều 42 của Luật này;
b) Mua và bán lẻ thuốc thuộc Danh Mục thuốc thiết yếu phù hợp với phân tuyến chuyên môn kỹ thuật; trường hợp mua, bán thuốc thuộc Danh Mục thuốc phải kiểm soát đặc biệt và Danh Mục thuốc hạn chế bán lẻ thực hiện theo quy định tại Điều 34 của Luật này;
c) Tham gia cấp phát thuốc của bảo hiểm, chương trình, dự án y tế khi đáp ứng yêu cầu và Điều kiện của bảo hiểm, chương trình, dự án đó.
2. Cơ sở bán lẻ là tủ thuốc trạm y tế xã có các trách nhiệm sau đây:
a) Trách nhiệm quy định tại Khoản 2 Điều 42 của Luật này;
b) Không được bán nguyên liệu làm thuốc, trừ dược liệu.
Ngô Diễm Quỳnh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Cơ sở bán lẻ thuốc có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tốc độ tối đa, tốc độ tối thiểu cho phép đối với các loại xe cơ giới, xe máy chuyên dùng trên đường cao tốc theo Thông tư 38/2024 thế nào?
- Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai có tư cách pháp nhân không? Nguồn thu hoạt động sự nghiệp của Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai?
- Có được phép chuyển đổi công năng nhà ở từ nhà ở phục vụ tái định cư sang nhà ở xã hội hay không?
- Việc bán lâm sản khai thác tận dụng đối với rừng trồng có giá trị lâm sản có phải hình thức thanh lý rừng trồng không?
- Sơ cấp lý luận chính trị là gì? Tốt nghiệp trung học cơ sở có được học sơ cấp lý luận chính trị không?