Trước khi tổ chức bán lẻ thuốc lưu động thì cơ sở tổ chức bán lẻ thuốc phải thông báo đến cơ quan nào?
- Trước khi tổ chức bán lẻ thuốc lưu động thì cơ sở tổ chức bán lẻ thuốc phải thông báo đến cơ quan nào?
- Không thông báo cho Sở Y tế trước khi tổ chức bán lẻ thuốc lưu động thì cơ sở tổ chức bán lẻ thuốc lưu động bị xử phạt thế nào?
- Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với cơ sở tổ chức bán lẻ thuốc lưu động không thông báo cho Sở Y tế trước khi tổ chức bán lẻ thuốc lưu động là bao lâu?
Trước khi tổ chức bán lẻ thuốc lưu động thì cơ sở tổ chức bán lẻ thuốc phải thông báo đến cơ quan nào?
Cơ quan tiếp nhận thông báo về việc tổ chức bán lẻ thuốc lưu động được quy định tại Điều 40 Nghị định 54/2017/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 14 Điều 5 Nghị định 155/2018/NĐ-CP và khoản 16 Điều 4 Nghị định 155/2018/NĐ-CP như sau:
Thủ tục thông báo hoạt động bán lẻ thuốc lưu động
1. Trước khi tổ chức bán lẻ thuốc lưu động, cơ sở tổ chức bán lẻ thuốc lưu động có trách nhiệm phải thông báo bằng văn bản theo Mẫu số 23 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này đến Sở Y tế tại địa phương nơi dự kiến có hoạt động bán lẻ thuốc lưu động.
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của cơ sở tổ chức bán lẻ thuốc lưu động, Sở Y tế có trách nhiệm công bố thông tin cơ sở tổ chức bán lẻ thuốc lưu động trên Cổng thông tin điện tử của đơn vị và thông báo cho Phòng Y tế huyện để giám sát, kiểm tra.
Theo quy định trên, trước khi tổ chức bán lẻ thuốc lưu động thì cơ sở tổ chức bán lẻ thuốc lưu động có trách nhiệm phải thông báo bằng văn bản đến Sở Y tế tại địa phương nơi dự kiến có hoạt động bán lẻ thuốc lưu động.
Bán lẻ thuốc lưu động (Hình từ Internet)
Không thông báo cho Sở Y tế trước khi tổ chức bán lẻ thuốc lưu động thì cơ sở tổ chức bán lẻ thuốc lưu động bị xử phạt thế nào?
Mức xử phạt vi phạm hành chính đối với cơ sở tổ chức bán lẻ thuốc lưu động không thông báo cho Sở Y tế trước khi tổ chức bán lẻ thuốc lưu động được quy định tại điểm b khoản 1 Điều 53 Nghị định 117/2020/NĐ-CP như sau:
Vi phạm quy định về cơ sở kinh doanh dược và điều kiện kinh doanh dược
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Cơ sở tổ chức bán lẻ thuốc lưu động không đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật;
b) Cơ sở tổ chức bán lẻ thuốc lưu động không thông báo bằng văn bản đến Sở Y tế tại địa phương nơi dự kiến có hoạt động bán lẻ thuốc lưu động trước khi tổ chức bán lẻ thuốc lưu động.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không đáp ứng một trong các quy định đối với cơ sở kinh doanh có tổ chức kệ thuốc theo quy định của pháp luật;
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi giả mạo giấy tờ trong hồ sơ công bố cơ sở kinh doanh có tổ chức kệ thuốc.
...
Căn cứ khoản 5 Điều 4 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức như sau:
Quy định về mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
...
5. Mức phạt tiền được quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền đối với cá nhân. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...
Theo quy định trên, cơ sở tổ chức bán lẻ thuốc lưu động không thông báo bằng văn bản đến Sở Y tế tại địa phương nơi dự kiến có hoạt động bán lẻ thuốc lưu động trước khi tổ chức bán lẻ thuốc lưu động thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng.
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với cơ sở tổ chức bán lẻ thuốc lưu động không thông báo cho Sở Y tế trước khi tổ chức bán lẻ thuốc lưu động là bao lâu?
Theo điểm a khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, được sửa đổi bởi điểm a khoản 4 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
a) Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, trừ các trường hợp sau đây:
Vi phạm hành chính về kế toán; hóa đơn; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; thủy sản; lâm nghiệp; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; năng lượng nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí; xuất bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.
Vi phạm hành chính về thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về quản lý thuế;
...
Như vậy, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với cơ sở tổ chức bán lẻ thuốc lưu động không thông báo cho Sở Y tế trước khi tổ chức bán lẻ thuốc lưu động là 01 năm.
Trần Thị Tuyết Vân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Cơ sở bán lẻ thuốc có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Danh mục, nội dung gói dịch vụ y tế cơ bản do trạm y tế xã thực hiện do Bộ Y tế ban hành mới nhất?
- Công chức giữ chức vụ lãnh đạo của Bộ Tư pháp có 02 năm liên tiếp được xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ có bị cho thôi việc?
- Từ ngày 1/1/2025, quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện hoạt động theo nguyên tắc nào?
- Người làm chứng trong tố tụng dân sự là ai? Người làm chứng được từ chối khai báo lời khai không?
- Văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư dự án cải tạo nhà chung cư phải được công bố công khai ở đâu?