Pháp luật về thương mại hiện hành quy định như thế nào về hồ sơ và trình tự điều chỉnh giấy phép lập cơ sở bán lẻ?
Điều chỉnh giấy phép lập cơ sở bán lẻ được quy định như thế nào?
Theo quy định tại Điều 30 Nghị định 09/2018/NĐ-CP về điều chỉnh giấy phép lập cơ sở bán lẻ cụ thể như sau:
Giấy phép lập cơ sở bán lẻ được điều chỉnh khi có thay đổi một trong các nội dung quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 1 Điều 26 Nghị định này.
Tại Điều 26 Nghị định 09/2018/NĐ-CP về nội dung, thời hạn Giấy phép lập cơ sở bán lẻ có quy định như sau:
- Nội dung Giấy phép lập cơ sở bán lẻ (Mẫu số 12 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này)
+ Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính;
+ Tên, địa chỉ của cơ sở bán lẻ;
+ Loại hình cơ sở bán lẻ;
+ Quy mô cơ sở bán lẻ;
+ Các nội dung khác;
+ Thời hạn của Giấy phép lập cơ sở bán lẻ,
- Thời hạn của Giấy phép lập cơ sở bán lẻ
+ Giấy phép lập cơ sở bán lẻ có thời hạn tương ứng với thời hạn còn lại trên Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án lập cơ sở bán lẻ. Trường hợp không có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, thời hạn của Giấy phép lập cơ sở bán lẻ tương ứng với thời hạn được ghi trong tài liệu về địa điểm lập cơ sở bán lẻ;
+ Thời hạn của Giấy phép lập cơ sở bán lẻ được cấp lại bằng thời hạn còn lại của Giấy phép lập cơ sở bán lẻ đã được cấp;
+ Thời hạn của Giấy phép lập cơ sở bán lẻ được gia hạn thực hiện theo quy định tại điểm a khoản này.
Hồ sơ và trình tự điều chỉnh giấy phép lập cơ sở bán lẻ
Hồ sơ điều chỉnh giấy phép lập cơ sở bán lẻ bao gồm những gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 31 Nghị định 09/2018/NĐ-CP về hồ sơ điều chỉnh Giấy phép lập cơ sở bán lẻ cụ thể như sau:
- Trường hợp thay đổi nội dung quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 26 Nghị định này, trừ trường hợp thay đổi loại hình cơ sở bán lẻ thành cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini theo quy định tại khoản 4 Điều này; trường hợp điều chỉnh giảm diện tích cơ sở bán lẻ, hồ sơ gồm:
+ Đơn đề nghị điều chỉnh Giấy phép lập cơ sở bán lẻ (Mẫu số 05 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này);
+ Trường hợp thay đổi tên, địa chỉ trụ sở chính: Bản sao Giấy phép kinh doanh ghi nhận nội dung điều chỉnh;
+ Trường hợp thay đổi địa chỉ của cơ sở bán lẻ: Bản sao văn bản của cơ quan có thẩm quyền cấp phường, xã, thị trấn xác nhận việc thay đổi địa chỉ;
+ Trường hợp giảm diện tích cơ sở bán lẻ: Các giấy tờ có liên quan.
- Trường hợp tăng diện tích cơ sở bán lẻ thứ nhất trong trung tâm thương mại; tăng diện tích cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất, được lập trong trung tâm thương mại và không thuộc loại hình cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini, đến mức dưới 500 m2, hồ sơ gồm:
+ Đơn đề nghị điều chỉnh Giấy phép lập cơ sở bán lẻ (Mẫu số 05 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này).
+ Bản giải trình có nội dung:
* Địa điểm lập cơ sở bán lẻ: Địa chỉ cơ sở bán lẻ; mô tả khu vực chung, có liên quan và khu vực sử dụng để lập cơ sở bán lẻ; kèm theo tài liệu về địa điểm lập cơ sở bán lẻ;
* Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh của cơ sở bán lẻ trong năm gần nhất.
+ Tài liệu của cơ quan thuế chứng minh không còn nợ thuế quá hạn.
- Trường hợp tăng diện tích cơ sở bán lẻ thứ nhất không nằm trong trung tâm thương mại, hồ sơ gồm:
+ Các tài liệu quy định tại khoản 2 Điều này;
+ Bản giải trình việc đáp ứng điều kiện quy định tại điểm c khoản 1 Điều 22 Nghị định này.
- Trường hợp tăng diện tích cơ sở bán lẻ khác và trường hợp cơ sở ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất thay đổi loại hình thành cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini, hồ sơ gồm:
+ Đơn đề nghị điều chỉnh Giấy phép lập cơ sở bán lẻ (Mẫu số 05 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này);
+ Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh của cơ sở bán lẻ trong năm gần nhất;
+ Tài liệu quy định tại các khoản 2, 3 và 5 Điều 27 Nghị định này.
Trình tự điều chỉnh giấy phép lập cơ sở bán lẻ được quy định như thế nào?
Theo quy định tại Điều 32 Nghị định 09/2018/NĐ-CP về trình tự điều chỉnh giấy phép lập cơ sở bán lẻ có nội dung cụ thể như sau:
- Hồ sơ gửi trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày có tài liệu ghi nhận nội dung điều chỉnh quy định tại các điểm a và b khoản 1 Điều 26 Nghị định này.
- Trường hợp quy định tại khoản 1 và 2 Điều 31 Nghị định này:
+ Hồ sơ 01 bộ gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu chính hoặc qua mạng điện tử (nếu đủ điều kiện áp dụng) đến Cơ quan cấp Giấy phép;
+ Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan cấp Giấy phép kiểm tra và yêu cầu sửa đổi, bổ sung nếu hồ sơ chưa đủ và hợp lệ;
+ Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đủ và hợp lệ, Cơ quan cấp giấy phép điều chỉnh Giấy phép lập cơ sở bán lẻ, trường hợp từ chối phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
- Trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 31 Nghị định này: Trình tự thực hiện theo quy định tại Điều 28 Nghị định này.
- Trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 31 Nghị định này: Trình tự thực hiện theo quy định tại Điều 29 Nghị định này.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Giấy phép lập cơ sở bán lẻ đã được điều chỉnh, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có trách nhiệm hoàn trả Giấy phép lập cơ sở bán lẻ đã được cấp trước đó cho Cơ quan cấp Giấy phép.
Trần Thị Quỳnh Mai
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Cơ sở bán lẻ có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có phải đăng ký biến động quyền sử dụng đất khi người sử dụng đất thế chấp quyền sử dụng đất không?
- Người điều khiển ô tô có được dừng xe song song với xe khác không? Nếu không được thì có bị phạt không? Phạt bao nhiêu?
- Kết chuyển lãi lỗ đầu năm là gì? Tài khoản 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Thông tư 200 phản ánh nội dung gì?
- Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải công khai thông tin gì cho khách hàng? Có cần xin chấp thuận trước khi sáp nhập hay không?
- Phải nộp hồ sơ đề nghị gia hạn trước khi hết thời hạn sử dụng đất mấy tháng? Thời hạn sử dụng đất đối với đất sử dụng có thời hạn là bao lâu?