Phát hiện quyết định giám đốc thẩm vụ án hình sự của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao vi phạm phát luật nghiêm trọng thì Kiểm sát viên cần làm gì?
- Phát hiện quyết định giám đốc thẩm vụ án hình sự của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao vi phạm phát luật nghiêm trọng thì Kiểm sát viên cần làm gì?
- Quyết định định giám đốc thẩm vụ án hình sự của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao sẽ có những nội dung nào?
- Quyết định giám đốc thẩm vụ án hình sự của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có hiệu lực pháp luật từ khi nào?
Phát hiện quyết định giám đốc thẩm vụ án hình sự của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao vi phạm phát luật nghiêm trọng thì Kiểm sát viên cần làm gì?
Căn cứ theo điểm b khoản 2 Điều 63 Quy chế Công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử vụ án hình sự ban hành kèm theo Quyết định 505/QĐ-VKSTC năm 2017 quy định như sau:
Kiểm sát quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm
...
2. Trường hợp phát hiện vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc phát hiện tình tiết mới thì xử lý như sau:
a) Đối với quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Tòa án nhân dân cấp cao thì báo cáo Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm;
b) Đối với quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì báo cáo Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao xem xét kiến nghị theo thủ tục quy định tại Chương XXVII Bộ luật Tố tụng hình sự.
...
Như vậy, phát hiện quyết định giám đốc thẩm vụ án hình sự của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao vi phạm phát luật nghiêm trọng thì Kiểm sát viên cần báo cáo Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao xem xét kiến nghị theo thủ tục quy định tại Chương XXVII Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.
Quyết định định giám đốc thẩm vụ án hình sự (Hình từ Internet)
Quyết định định giám đốc thẩm vụ án hình sự của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao sẽ có những nội dung nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 394 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:
Quyết định giám đốc thẩm
1. Hội đồng giám đốc thẩm ra quyết định giám đốc thẩm nhân danh nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Quyết định giám đốc thẩm có các nội dung:
a) Ngày, tháng, năm và địa điểm mở phiên tòa;
b) Họ tên các thành viên Hội đồng giám đốc thẩm;
c) Họ tên Kiểm sát viên thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử phiên tòa;
d) Tên vụ án mà Hội đồng đưa ra xét xử giám đốc thẩm;
đ) Tên, tuổi, địa chỉ của người bị kết án và những người khác có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan theo quyết định giám đốc thẩm;
e) Tóm tắt nội dung vụ án, phần quyết định của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị;
g) Quyết định kháng nghị, căn cứ kháng nghị;
h) Nhận định của Hội đồng giám đốc thẩm, trong đó phải phân tích những căn cứ để chấp nhận hoặc không chấp nhận kháng nghị;
i) Điểm, khoản, điều của Bộ luật tố tụng hình sự, Bộ luật hình sự mà Hội đồng giám đốc thẩm căn cứ để ra quyết định;
k) Quyết định của Hội đồng giám đốc thẩm.
Như vậy, quyết định định giám đốc thẩm vụ án hình sự của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao sẽ có những nội dung sau:
- Ngày, tháng, năm và địa điểm mở phiên tòa;
- Họ tên các thành viên Hội đồng giám đốc thẩm;
- Họ tên Kiểm sát viên thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử phiên tòa;
- Tên vụ án mà Hội đồng đưa ra xét xử giám đốc thẩm;
- Tên, tuổi, địa chỉ của người bị kết án và những người khác có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan theo quyết định giám đốc thẩm;
- Tóm tắt nội dung vụ án, phần quyết định của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị;
- Quyết định kháng nghị, căn cứ kháng nghị;
- Nhận định của Hội đồng giám đốc thẩm, trong đó phải phân tích những căn cứ để chấp nhận hoặc không chấp nhận kháng nghị;
- Điểm, khoản, điều của Bộ luật tố tụng hình sự, Bộ luật hình sự mà Hội đồng giám đốc thẩm căn cứ để ra quyết định;
- Quyết định của Hội đồng giám đốc thẩm.
Quyết định giám đốc thẩm vụ án hình sự của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có hiệu lực pháp luật từ khi nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 395 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:
Hiệu lực của quyết định giám đốc thẩm và việc gửi quyết định giám đốc thẩm
1. Quyết định của Hội đồng giám đốc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày ra quyết định.
2. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ra quyết định, Hội đồng giám đốc thẩm phải gửi quyết định giám đốc thẩm cho người bị kết án, người đã kháng nghị; Viện kiểm sát cùng cấp; Viện kiểm sát, Tòa án nơi đã xét xử sơ thẩm, phúc thẩm; cơ quan thi hành án hình sự, cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng nghị hoặc người đại diện của họ; thông báo bằng văn bản cho chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người bị kết án cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người bị kết án làm việc, học tập.
Như vậy, quyết định giám đốc thẩm vụ án hình sự của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có hiệu lực pháp luật từ ngày ra quyết định.
Nguyễn Nhật Vy
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Giám đốc thẩm vụ án hình sự có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phần mềm Họp không giấy của Kiểm toán nhà nước được xây dựng nhằm mục đích gì? Được quản lý tập trung ở đâu?
- Lưu học sinh Campuchia hệ đào tạo dài hạn tự lựa chọn phương tiện là xe khách có được hỗ trợ thanh toán giá vé không?
- Vận động viên đe dọa xâm phạm sức khỏe tính mạng trong thi đấu thể thao có bị xử phạt hay không?
- Giới nghiêm là gì? Lệnh giới nghiêm trong hoạt động quốc phòng cần phải xác định những nội dung nào?
- Hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử trong cơ quan nhà nước có số lượng người sử dụng bao nhiêu được xem là có quy mô rất lớn?