Phòng Kinh tế ở các thị xã, thành phố thuộc tỉnh chịu sự chỉ đạo, quản lý của cơ quan nào? Thực hiện những nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Phòng Kinh tế ở các thị xã, thành phố thuộc tỉnh chịu sự chỉ đạo, quản lý của cơ quan nào?
Theo Điều 5 Thông tư liên tịch 14/2015/TTLT-BNNPTNT-BNV quy định Phòng Kinh tế ở các thị xã, thành phố thuộc tỉnh là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện; tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện:
- Thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương về: nông nghiệp; lâm nghiệp; diêm nghiệp; thuỷ lợi; thuỷ sản; phòng, chống thiên tai; chất lượng, an toàn thực phẩm đối với nông sản, lâm sản, thuỷ sản và muối; phát triển nông thôn; phát triển kinh tế hộ; kinh tế trang trại nông thôn; kinh tế hợp tác xã nông, lâm, ngư, diêm nghiệp gắn với ngành nghề, làng nghề ở nông thôn;
- Thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự uỷ quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện và theo quy định của pháp luật, bảo đảm sự thống nhất quản lý của ngành, lĩnh vực công tác ở địa phương.
- Phòng Kinh tế ở các thị xã, thành phố thuộc tỉnh có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng.
- Phòng Kinh tế ở các thị xã, thành phố thuộc tỉnh chịu sự chỉ đạo, quản lý của Ủy ban nhân dân cấp huyện theo quy định pháp luật; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Như vậy, Phòng Kinh tế ở các thị xã, thành phố thuộc tỉnh chịu sự chỉ đạo, quản lý của Ủy ban nhân dân cấp huyện theo quy định pháp luật.
Đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Phòng Kinh tế ở các thị xã, thành phố thuộc tỉnh (Hình từ Internet)
Phòng Kinh tế ở các thị xã, thành phố thuộc tỉnh bao gồm những ai?
Theo Điều 7 Thông tư liên tịch 14/2015/TTLT-BNNPTNT-BNV quy định Phòng Kinh tế ở các thị xã, thành phố thuộc tỉnh gồm có:
(1) Trưởng phòng:
- Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và trước pháp luật về thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng;
- Trưởng phòng có trách nhiệm báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện khi được yêu cầu; phối hợp với người đứng đầu cơ quan chuyên môn, tổ chức chính trị - xã hội cấp huyện giải quyết những vấn đề liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng.
(2) 03 Phó Trưởng phòng:
Phó Trưởng phòng giúp Trưởng phòng chỉ đạo một số mặt công tác và chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng về nhiệm vụ được phân công. Khi trưởng phòng vắng mặt, một Phó trưởng phòng được Trưởng phòng ủy nhiệm điều hành hoạt động của Phòng;
(3) Các công chức chuyên môn, nghiệp vụ:
Công chức chuyên môn, nghiệp vụ làm công tác quản lý nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn cấp huyện được bố trí phù hợp với vị trí việc làm được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo các lĩnh vực trồng trọt và bảo vệ thực vật; chăn nuôi và thú y; lâm nghiệp; thủy sản; thủy lợi; phát triển nông thôn; quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm nông sản.
Lưu ý:
+ Việc bổ nhiệm Trưởng phòng do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định theo tiêu chuẩn chức danh do Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành và theo quy định của pháp luật.
+ Việc miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, cho từ chức, nghỉ hưu và thực hiện chế độ, chính sách đối với Trưởng phòng và Phó Trưởng phòng do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định theo quy định của pháp luật.
Phòng Kinh tế ở các thị xã, thành phố thuộc tỉnh thực hiện những nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Theo Điều 6 Thông tư liên tịch 14/2015/TTLT-BNNPTNT-BNV quy định Phòng Kinh tế ở các thị xã, thành phố thuộc tỉnh thực hiện những nhiệm vụ và quyền hạn sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Trình Uỷ ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 05 năm và hàng năm; chương trình khuyến khích phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thuỷ sản, thuỷ lợi, phát triển nông thôn phòng, chống thiên tai; chất lượng, an toàn thực phẩm để Uỷ ban nhân dân huyện trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước được giao.
2. Trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện dự thảo các văn bản về lĩnh vực chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện.
3. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, các quy chuẩn và tiêu chuẩn kỹ thuật chuyên ngành được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi lĩnh vực quản lý được giao; theo dõi thi hành pháp luật.
4. Tổ chức thực hiện công tác phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và nghề muối; công tác phòng, chống thiên tai, sâu bệnh, dịch bệnh trên địa bàn.
5. Phối hợp tổ chức bảo vệ đê điều, các công trình thuỷ lợi vừa và nhỏ; công trình nuôi trồng thuỷ sản; công trình cấp, thoát nước nông thôn; công trình phòng, chống thiên tai; quản lý mạng lưới thuỷ nông trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
6. Đầu mối phối hợp tổ chức và hướng dẫn thực hiện nội dung liên quan đến phát triển nông thôn; tổng hợp tình hình, báo cáo Uỷ ban nhân dân huyện việc xây dựng và phát triển nông thôn trên địa bàn huyện về các lĩnh vực: phát triển kinh tế hộ, trang trại, kinh tế hợp tác, hợp tác xã nông nghiệp; phát triển ngành nghề, làng nghề nông thôn; khai thác và sử dụng nước sạch nông thôn; chế biến nông sản, lâm sản, thuỷ sản và muối; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện công tác định canh, di dân tái định cư trong nông nghiệp, nông thôn.
7. Tổ chức hoạt động thống kê phục vụ yêu cầu quản lý theo quy định; thống kê diễn biến đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất diêm nghiệp, mặt nước nuôi trồng thuỷ sản, diễn biến tài nguyên rừng; tổ chức thực hiện các biện pháp canh tác phù hợp để khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên đất, nước cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và nghề muối.
8. Quản lý về chất lượng, vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm nông sản, lâm sản, thủy sản và muối trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
9. Quản lý các hoạt động dịch vụ phục vụ phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thuỷ sản; vật tư nông, lâm nghiệp, phân bón và thức ăn chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn huyện.
10. Quản lý về công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, khuyến diêm và các dự án phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thuỷ sản, thuỷ lợi và phát triển nông thôn trên địa bàn huyện theo quy định.
...
Huỳnh Lê Bình Nhi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Phòng kinh tế có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Danh mục, nội dung gói dịch vụ y tế cơ bản do trạm y tế xã thực hiện do Bộ Y tế ban hành mới nhất?
- Công chức giữ chức vụ lãnh đạo của Bộ Tư pháp có 02 năm liên tiếp được xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ có bị cho thôi việc?
- Từ ngày 1/1/2025, quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện hoạt động theo nguyên tắc nào?
- Người làm chứng trong tố tụng dân sự là ai? Người làm chứng được từ chối khai báo lời khai không?
- Văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư dự án cải tạo nhà chung cư phải được công bố công khai ở đâu?