Quy định chung về bảo vệ công trình thuộc kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa và nội dung bảo vệ công trình thuộc kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa theo quy định pháp luật
Kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa theo quy định pháp luật
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Nghị định 08/2021/NĐ-CP quy định: Kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa, gồm: Luồng đường thủy nội địa, hành lang bảo vệ luồng, cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu, âu tàu, công trình đưa phương tiện qua đập thác; kè, đập giao thông; báo hiệu đường thủy nội địa và các công trình phụ trợ như mốc cao độ, mốc tọa độ, mốc chỉ giới hành lang bảo vệ luồng, nhà trạm; công trình, vật dụng kiến trúc, thiết bị phục vụ trực tiếp công tác quản lý, khai thác giao thông đường thủy nội địa.
Đường thủy nội địa
Quy định chung về bảo vệ công trình thuộc kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa
Căn cứ Điều 31 Nghị định 08/2021/NĐ-CP quy định chung về bảo vệ công trình thuộc kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa
- Công trình thuộc kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa phải được bảo vệ, nhằm duy trì hoạt động bình thường của công trình theo quy định của Luật Giao thông đường thủy nội địa và Nghị định này. Các hành vi lấn chiếm, đập phá, nạo vét, tháo dỡ kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa trái quy định phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và xử lý theo quy định.
- Trước khi đưa công trình thuộc kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa vào khai thác, sử dụng, chủ đầu tư phải có trách nhiệm thông báo bằng văn bản gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có công trình để phối hợp bảo vệ công trình. Nội dung thông báo phải ghi rõ tên công trình, quy mô, công dụng của công trình, thời gian đưa công trình vào khai thác, sử dụng.
Tổ chức quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa
Tại Điều 5 Nghị định 08/2021/NĐ-CP quy định về tổ chức quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa
- Tổ chức quản lý
+ Cục Đường thủy nội địa Việt Nam tổ chức quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thuộc phạm vi quản lý của Bộ Giao thông vận tải;
+ Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) tổ chức quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
+ Tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa không sử dụng nguồn vốn Nhà nước quyết định tổ chức quản lý, bảo trì công trình theo quy định tại Nghị định này và các quy định khác có liên quan của pháp luật.
- Bảo trì kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa
+ Công trình thuộc kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa được bảo trì nhằm bảo đảm hoạt động bình thường và an toàn công trình;
+ Nội dung công tác quản lý, bảo trì công trình thuộc kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa, bao gồm: Công tác quản lý; bảo dưỡng thường xuyên; sửa chữa định kỳ, đột xuất, khắc phục công trình bị hư hỏng; các hoạt động nhằm cải thiện tình trạng hiện có của công trình; bổ sung, thay thế báo hiệu, bộ phận công trình và các thiết bị gắn với công trình; lập hồ sơ theo dõi công trình, vật chướng ngại; hoạt động bảo đảm an toàn giao thông và các hoạt động khác theo quy định của pháp luật có liên quan;
+ Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định chi tiết nội dung quản lý, bảo trì công trình thuộc kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa.
Nội dung bảo vệ công trình thuộc kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa theo quy định pháp luật
Tại Điều 32 Nghị định 08/2021/NĐ-CP quy định về nội dung bảo vệ công trình thuộc kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa cụ thể:
- Nội dung bảo vệ công trình thuộc kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa theo quy định của Luật Giao thông đường thủy nội địa và Nghị định này.
- Bảo vệ luồng đường thủy nội địa
a) Luồng được công bố, đưa vào sử dụng phải được duy trì chuẩn tắc theo thiết kế hoặc chuẩn tắc luồng theo cấp kỹ thuật và khả năng bố trí nguồn vốn của ngân sách nhà nước;
b) Các công trình qua luồng trên không, dưới mặt nước, mặt đất phải bảo đảm chiều cao, độ sâu an toàn đáy luồng theo tiêu chuẩn cấp kỹ thuật đường thủy nội địa đã được công bố;
c) Trong phạm vi luồng không được đặt ngư cụ cố định, khai thác khoáng sản trái quy định của pháp luật;
d) Không được đổ đất, bùn, cát, các chất thải khác gây bồi làm thay đổi cao độ đáy luồng.
- Bảo vệ hành lang bảo vệ luồng đường thủy nội địa
a) Phạm vi hành lang bảo vệ luồng phải được bảo đảm duy trì kích thước, không được thu hẹp, tự ý lấn chiếm hành lang bảo vệ luồng;
b) Trong phạm vi hành lang bảo vệ luồng không được xây dựng nhà, các công trình khác, khai thác tài nguyên khi chưa được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận; không đặt ngư cụ cố định trong phạm vi hành lang bảo vệ luồng;
c) Khi luồng thay đổi vào hành lang bảo vệ luồng, công trình, hoạt động khai thác khoáng sản, thủy sản, làng nghề, chợ nổi phải được di chuyển, thu hẹp hoặc thanh thải vật chướng ngại trên phạm vi luồng mới.
- Đối với công trình khác thuộc kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa không được thực hiện các hành vi sau đây:
a) Để vật liệu, phương tiện, thiết bị gây sạt lở, hư hỏng công trình;
b) Neo, buộc phương tiện, động vật vào phao báo hiệu, cột báo hiệu, mốc thủy chí, mốc đo đạc, mốc tọa độ, mốc giới hạn hành lang bảo vệ luồng;
c) Sử dụng chất nổ, khai thác khoáng sản không đúng quy định hoặc có hành vi khác gây ảnh hưởng đến công trình;
d) Thải các chất độc hại ảnh hưởng đến độ bền và tuổi thọ của công trình.
Nguyễn Anh Hương Thảo
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Đường thuỷ nội địa có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Doanh thu chưa thực hiện là gì? Hạch toán trường hợp bán hàng theo phương thức trả chậm, trả góp như thế nào?
- Bán hàng tận cửa là gì? Số ngày để người tiêu dùng cân nhắc việc thực hiện hợp đồng bán hàng tận cửa là mấy ngày?
- Người nộp thuế được xóa nợ tiền thuế trong trường hợp nào? Ai thực hiện việc lập hồ sơ xóa nợ tiền thuế?
- Khi nào thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 12 tháng? Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật lao động khiển trách và kéo dài thời hạn nâng lương cùng lúc được không?
- Công trình xử lý chất thải là gì? Đất công trình xử lý chất thải là gì? Đất công trình xử lý chất thải thuộc nhóm đất nào?