Quỹ phòng chống tác hại của thuốc lá có tư cách pháp nhân hay không? Có những quyền hạn gì theo quy định?
Quỹ phòng chống tác hại của thuốc lá có tư cách pháp nhân hay không?
Theo khoản 2 Điều 1 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ phòng, chống tác hại của thuốc lá do Thủ tướng Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 47/2013/QĐ-TTg như sau:
Địa vị pháp lý
1. Quỹ phòng, chống tác hại của thuốc lá (sau đây gọi chung là Quỹ) là quỹ quốc gia, trực thuộc Bộ Y tế và chịu sự quản lý nhà nước về tài chính của Bộ Tài chính.
2. Quỹ là tổ chức tài chính nhà nước, có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập, có con dấu, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng thương mại Nhà nước theo quy định của pháp luật.
Theo đó, Quỹ phòng chống tác hại của thuốc lá là tổ chức tài chính nhà nước có tư cách pháp nhân.
Ngoài ra, Quỹ phòng chống tác hại của thuốc lá còn có con dấu, hạch toán độc lập, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng thương mại Nhà nước theo quy định của pháp luật.
Quỹ phòng chống tác hại của thuốc lá có tư cách pháp nhân hay không? Có những quyền hạn gì theo quy định? (hình từ internet)
Quỹ phòng chống tác hại của thuốc lá có những quyền hạn gì?
Theo Điều 5 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ phòng chống tác hại của thuốc lá do Thủ tướng Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 47/2013/QĐ-TTg như sau:
Quyền hạn của Quỹ
1. Tiếp nhận các nguồn tài chính theo quy định tại Khoản 1 Điều 30 Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá để tạo nguồn kinh phí hoạt động của Quỹ.
2. Tổ chức thẩm định, phê duyệt mức, thời gian, hình thức hỗ trợ kinh phí và ký hợp đồng hỗ trợ cho các nhiệm vụ phòng, chống tác hại của thuốc lá theo quy định tại Điều 4 của Điều lệ này.
3. Kiểm tra định kỳ và đột xuất việc triển khai hoạt động và sử dụng kinh phí đối với các hoạt động được Quỹ hỗ trợ.
4. Đình chỉ hoặc chấm dứt việc hỗ trợ kinh phí đối với các hoạt động không theo đúng quy định của hợp đồng hỗ trợ.
5. Mời, thuê chuyên gia của các cơ quan, tổ chức trong nước và nước ngoài tham gia vào các hoạt động phòng, chống tác hại của thuốc lá; tổ chức hoặc phối hợp với các tổ chức, cá nhân để thực hiện các hoạt động phòng, chống tác hại của thuốc lá.
6. Từ chối yêu cầu của các tổ chức hoặc cá nhân về việc cung cấp thông tin hoặc nguồn lực của Quỹ nếu yêu cầu đó trái với quy định của pháp luật và Điều lệ này.
7. Hợp tác với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để huy động và tiếp nhận tài trợ của Quỹ.
8. Cử cán bộ, viên chức và người lao động của Quỹ ra nước ngoài công tác, học tập, trao đổi kinh nghiệm, khảo sát về phòng chống tác hại thuốc lá theo quy định của pháp luật.
9. Hưởng chế độ lương theo quy định tại Điều 32 của Điều lệ này.
10. Các quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó, Quỹ phòng chống tác hại của thuốc lá có những quyền hạn sau đây:
- Tiếp nhận các nguồn tài chính, bao gồm:
+ Khoản đóng góp bắt buộc của cơ sở sản xuất, nhập khẩu thuốc lá được tính theo tỷ lệ phần trăm (%) trên giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt theo lộ trình: 1,0% từ ngày 01 tháng 5 năm 2013; 1,5% từ ngày 01 tháng 5 năm 2016; 2,0% từ ngày 01 tháng 5 năm 2019. Khoản đóng góp bắt buộc được khai, nộp cùng với thuế tiêu thụ đặc biệt do cơ sở sản xuất, nhập khẩu thuốc lá tự khai, tự tính, tự nộp vào tài khoản của Quỹ;
+ Nguồn tài trợ, đóng góp tự nguyện của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước;
+ Nguồn thu hợp pháp khác.
- Tổ chức thẩm định, phê duyệt mức, thời gian, hình thức hỗ trợ kinh phí và ký hợp đồng hỗ trợ cho các nhiệm vụ phòng, chống tác hại của thuốc lá theo quy định tại Điều 4 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ phòng, chống tác hại của thuốc lá do Thủ tướng Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 47/2013/QĐ-TTg.
- Kiểm tra định kỳ và đột xuất việc triển khai hoạt động và sử dụng kinh phí đối với các hoạt động được Quỹ hỗ trợ.
- Đình chỉ hoặc chấm dứt việc hỗ trợ kinh phí đối với các hoạt động không theo đúng quy định của hợp đồng hỗ trợ.
- Mời, thuê chuyên gia của các cơ quan, tổ chức trong nước và nước ngoài tham gia vào các hoạt động phòng, chống tác hại của thuốc lá; tổ chức hoặc phối hợp với các tổ chức, cá nhân để thực hiện các hoạt động phòng, chống tác hại của thuốc lá.
- Từ chối yêu cầu của các tổ chức hoặc cá nhân về việc cung cấp thông tin hoặc nguồn lực của Quỹ nếu yêu cầu đó trái với quy định của pháp luật và Điều lệ này.
- Hợp tác với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để huy động và tiếp nhận tài trợ của Quỹ.
- Cử cán bộ, viên chức và người lao động của Quỹ ra nước ngoài công tác, học tập, trao đổi kinh nghiệm, khảo sát về phòng chống tác hại thuốc lá theo quy định của pháp luật.
- Hưởng chế độ lương theo quy định tại Điều 32 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ phòng, chống tác hại của thuốc lá do Thủ tướng Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 47/2013/QĐ-TTg.
- Các quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Trụ sở chính Quỹ phòng chống tác hại của thuốc lá được đặt ở đâu?
Theo Điều 2 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ phòng, chống tác hại của thuốc lá do Thủ tướng Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 47/2013/QĐ-TTg về trụ sở của Quỹ phòng, chống tác hại của thuốc lá như sau:
Tên gọi, trụ sở và con dấu
1. Tên gọi của Quỹ:
a) Tên tiếng Việt: Quỹ phòng, chống tác hại của thuốc lá;
b) Tên giao dịch quốc tế: Vietnam Tobacco Control Fund (viết tắt là: VNTCF).
2. Trụ sở chính của Quỹ đặt tại Hà Nội.
3. Con dấu của Quỹ được khắc theo mẫu quy định thống nhất của Bộ Công an, trước khi sử dụng được đăng ký tại cơ quan công an có thẩm quyền.
Như vậy, Trụ sở chính Quỹ phòng chống tác hại của thuốc lá được đặt tại Hà Nội.
Nguyễn Quốc Bảo
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Quỹ phòng chống tác hại của thuốc lá có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngân hàng là gì? Ngân hàng có những loại hình nào? Hình thức pháp lý của ngân hàng là gì theo quy định?
- Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được xây dựng bao nhiêu năm?
- Phân loại hàng hóa trong hải quan được giải thích thế nào? Quy định về việc phân loại hàng hóa?
- Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao?
- Trọng tài quy chế là gì? Nguyên đơn làm đơn khởi kiện có được áp dụng giải quyết tranh chấp bằng trọng tài quy chế không?