Ủy viên Hội đồng quản lý liên ngành Quỹ phòng chống tác hại của thuốc lá bao gồm những thành phần nào?
- Ủy viên Hội đồng quản lý liên ngành Quỹ phòng chống tác hại của thuốc lá bao gồm những thành phần nào?
- Thành viên Hội đồng quản lý liên ngành Quỹ phòng chống tác hại của thuốc lá bị miễn nhiệm trong các trường hợp nào?
- Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng quản lý liên ngành Quỹ phòng chống tác hại của thuốc lá là gì?
Ủy viên Hội đồng quản lý liên ngành Quỹ phòng chống tác hại của thuốc lá bao gồm những thành phần nào?
Theo Điều 8 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ phòng, chống tác hại của thuốc lá ban hành kèm theo Quyết định 47/2013/QĐ-TTg thành lập, phê duyệt do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Tổ chức của Hội đồng quản lý liên ngành (sau đây gọi tắt là Hội đồng)
Hội đồng gồm có Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các ủy viên.
1. Hội đồng gồm:
a) Chủ tịch Hội đồng là Bộ trưởng Bộ Y tế;
b) Phó Chủ tịch Hội đồng là 01 lãnh đạo Bộ Tài chính;
c) Các ủy viên Hội đồng:
- Đại diện lãnh đạo Bộ Y tế - Ủy viên thường trực;
- Đại diện lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Đại diện lãnh đạo Bộ Công Thương;
- Đại diện lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông;
- Đại diện lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
- Đại diện lãnh đạo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam;
- Giám đốc Quỹ.
Tổ chức của Hội đồng quản lý liên ngành Quỹ phòng chống tác hại của thuốc lá bao gồm:
- Chủ tịch Hội đồng là Bộ trưởng Bộ Y tế;
- Phó Chủ tịch Hội đồng là 01 lãnh đạo Bộ Tài chính;
- Các ủy viên Hội đồng:
+ Đại diện lãnh đạo Bộ Y tế - Ủy viên thường trực;
+ Đại diện lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo;
+ Đại diện lãnh đạo Bộ Công Thương;
+ Đại diện lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông;
+ Đại diện lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
+ Đại diện lãnh đạo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam;
+ Giám đốc Quỹ.
Thành viên Hội đồng quản lý liên ngành Quỹ phòng chống tác hại của thuốc lá bị miễn nhiệm trong các trường hợp nào?
Tại Điều 8 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ phòng, chống tác hại của thuốc lá ban hành kèm theo Quyết định 47/2013/QĐ-TTg thành lập, phê duyệt do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Tổ chức của Hội đồng quản lý liên ngành (sau đây gọi tắt là Hội đồng)
...
4. Thành viên Hội đồng bị miễn nhiệm trong các trường hợp sau:
a) Bị Tòa án kết án bằng bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật;
b) Không đủ năng lực, trình độ đảm nhận công việc được giao, bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
c) Lợi dụng chức vụ quyền hạn để trục lợi
d) Làm thất thoát nguồn Quỹ;
đ) Vi phạm quy định của Điều lệ này.
5. Thành viên Hội đồng được thay thế trong những trường hợp sau:
a) Xin từ chức và được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận;
b) Khi có quyết định điều chuyển hoặc bố trí công việc khác của cơ quan có thẩm quyền
c) Bị miễn nhiệm theo quy định tại Khoản 4 Điều này.
Thành viên Hội đồng bị miễn nhiệm trong các trường hợp sau:
- Bị Tòa án kết án bằng bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật;
- Không đủ năng lực, trình độ đảm nhận công việc được giao, bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
- Lợi dụng chức vụ quyền hạn để trục lợi
- Làm thất thoát nguồn Quỹ;
- Vi phạm quy định của Điều lệ này.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng quản lý liên ngành Quỹ phòng chống tác hại của thuốc lá là gì?
Tại Điều 9 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ phòng, chống tác hại của thuốc lá ban hành kèm theo Quyết định 47/2013/QĐ-TTg thành lập, phê duyệt do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng
1. Phê duyệt chiến lược phát triển, lĩnh vực ưu tiên, tiêu chí lựa chọn các hoạt động được hỗ trợ kinh phí trong từng thời kỳ và các văn bản khác có liên quan.
2. Phê duyệt kế hoạch hoạt động và phân bổ kinh phí hằng năm của Quỹ
3. Cho ý kiến về quy chế hoạt động của Ban Tư vấn, Ban Kiểm soát trước khi Chủ tịch Hội đồng ban hành; Phê duyệt kế hoạch hoạt động của Ban Kiểm soát
4. Phê duyệt báo cáo của Ban Kiểm soát về kết quả kiểm tra, giám sát hoạt động của Quỹ.
5. Thông qua các báo cáo hoạt động, báo cáo tài chính, kế hoạch thu, chi tài chính và quyết toán tài chính hàng năm của Quỹ.
6. Xem xét, đề xuất việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ Quỹ khi cần thiết.
7. Sử dụng bộ máy quản lý và con dấu của Quỹ trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định của Điều lệ này.
8. Các thành viên Hội đồng quản lý Quỹ hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm và được hưởng các chế độ theo quy định hiện hành của Nhà nước.
9. Thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó, Hội đồng quản lý liên ngành Quỹ phòng chống tác hại của thuốc lá có những quyền sau:
- Phê duyệt chiến lược phát triển, lĩnh vực ưu tiên, tiêu chí lựa chọn các hoạt động được hỗ trợ kinh phí trong từng thời kỳ và các văn bản khác có liên quan.
- Phê duyệt kế hoạch hoạt động và phân bổ kinh phí hằng năm của Quỹ
- Cho ý kiến về quy chế hoạt động của Ban Tư vấn, Ban Kiểm soát trước khi Chủ tịch Hội đồng ban hành; Phê duyệt kế hoạch hoạt động của Ban Kiểm soát
- Phê duyệt báo cáo của Ban Kiểm soát về kết quả kiểm tra, giám sát hoạt động của Quỹ.
- Thông qua các báo cáo hoạt động, báo cáo tài chính, kế hoạch thu, chi tài chính và quyết toán tài chính hàng năm của Quỹ.
- Xem xét, đề xuất việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ Quỹ khi cần thiết
- Sử dụng bộ máy quản lý và con dấu của Quỹ trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định của Điều lệ này.
- Các thành viên Hội đồng quản lý Quỹ hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm và được hưởng các chế độ theo quy định hiện hành của Nhà nước.
- Thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Nguyễn Quốc Bảo
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Quỹ phòng chống tác hại của thuốc lá có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi xảy ra tai nạn trong phạm vi giới hạn trách nhiệm bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có phải bồi thường thiệt hại không?
- Ngân hàng là gì? Ngân hàng có những loại hình nào? Hình thức pháp lý của ngân hàng là gì theo quy định?
- Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được xây dựng bao nhiêu năm?
- Phân loại hàng hóa trong hải quan được giải thích thế nào? Quy định về việc phân loại hàng hóa?
- Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao?