Sinh viên người dân tộc thiểu số sẽ được hỗ trợ bao nhiêu phần trăm chi phí học tập? Thời gian hỗ trợ là bao lâu?
- Sinh viên người dân tộc thiểu số có được hỗ trợ chi phí học tập hay không?
- Sinh viên người dân tộc thiểu số sẽ được hỗ trợ bao nhiêu phần trăm chi phí học tập? Thời gian hỗ trợ là bao lâu?
- Nguồn kinh phí hỗ trợ chi phí học tập cho sinh viên người dân tộc thiểu số sẽ lấy từ ngân sách nhà nước hay ngân sách trung ương?
Sinh viên người dân tộc thiểu số có được hỗ trợ chi phí học tập hay không?
Sinh viên người dân tộc thiểu số có được hỗ trợ chi phí học tập hay không? (Hình từ Internet)
Căn cứ Điều 1 Quyết định 66/2013/QĐ-TTg quy định về đối tượng áp dụng chính sách hỗ trợ chi phí học tập như sau:
Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Quyết định này quy định chính sách hỗ trợ chi phí học tập đối với sinh viên là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo theo quy định của Nhà nước, thi đỗ vào học đại học, cao đẳng hệ chính quy tại các cơ sở giáo dục đại học, bao gồm: đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng.
2. Quyết định này không áp dụng đối với sinh viên: Cử tuyển, các đối tượng chính sách được xét tuyển, đào tạo theo địa chỉ, đào tạo liên thông, văn bằng hai và học đại học, cao đẳng sau khi hoàn thành chương trình dự bị đại học.
Theo đó, sinh viên người dân tộc thiểu số sẽ được hỗ trợ chị phí học tập nếu đáp ứng được các điều kiện sau:
- Thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo theo quy định của Nhà nước;
- Thi đỗ vào học đại học, cao đẳng hệ chính quy tại các cơ sở giáo dục đại học, bao gồm: đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng.
Lưu ý, việc hỗ trợ chi phí học tập không áp dụng đối với các sinh viên cử tuyển, các đối tượng chính sách được xét tuyển, đào tạo theo địa chỉ, đào tạo liên thông, văn bằng hai và học đại học, cao đẳng sau khi hoàn thành chương trình dự bị đại học.
Sinh viên người dân tộc thiểu số sẽ được hỗ trợ bao nhiêu phần trăm chi phí học tập? Thời gian hỗ trợ là bao lâu?
Theo Điều 3 Thông tư liên tịch 35/2014/TTLT-BGDĐT-BTC quy định về mức hỗ trợ chi phí học tập đối với sinh viên là người dân tộc thiểu số học tại cơ sở giáo dục đại học như sau:
Mức hỗ trợ
Mức hỗ trợ chi phí học tập bằng 60% mức lương cơ sở và được hưởng không quá 10 tháng/năm học/sinh viên; số năm được hưởng hỗ trợ chi phí học tập theo thời gian đào tạo chính thức.
Bên cạnh đó, tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 24/2023/NĐ-CP (Có hiệu lực từ 01/07/2023) thì từ ngày 01 tháng 7 năm 2023, mức lương cơ sở là 1.800.000 đồng/tháng.
Theo quy định trên, sinh viên người dân tộc thiểu số sẽ được hỗ trợ chi phí học tập với với mức bằng 60% mức lương cơ sở (1.080.000 đồng).
Lưu ý: sinh viên được hưởng không quá 10 tháng/năm học/sinh viên; số năm được hưởng hỗ trợ chi phí học tập theo thời gian đào tạo chính thức.
Trước đây, vấn đề này được tư vấn như sau:
Căn cứ Điều 2 Quyết định 66/2013/QĐ-TTg quy định về mức hỗ trợ chi phí học tập cho sinh viên người dân tộc thiểu số như sau:
Mức hỗ trợ
Mức hỗ trợ chi phí học tập bằng 60% mức lương tối thiểu chung và được hưởng không quá 10 tháng/năm học/sinh viên.
Bên cạnh đó, tại Điều 3 Thông tư liên tịch 35/2014/TTLT-BGDĐT-BTC cũng quy định về mức hỗ trợ như sau:
Mức hỗ trợ
Mức hỗ trợ chi phí học tập bằng 60% mức lương cơ sở và được hưởng không quá 10 tháng/năm học/sinh viên; số năm được hưởng hỗ trợ chi phí học tập theo thời gian đào tạo chính thức.
Ngoài ra, tại Điều 3 Nghị định 38/2019/NĐ-CP (Hết hiệu lực từ 01/07/2023) quy định về mức lương cơ sở như sau:
Mức lương cơ sở
1. Mức lương cơ sở dùng làm căn cứ:
a) Tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này;
b) Tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí theo quy định của pháp luật;
c) Tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở.
2. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2019, mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng/tháng.
3. Chính phủ trình Quốc hội xem xét điều chỉnh mức lương cơ sở phù hợp khả năng ngân sách nhà nước, chỉ số giá tiêu dùng và tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước.
Theo quy định nêu trên thì sinh viên người dân tộc thiểu số sẽ được hỗ trợ chi phí học tập bằng 60% mức lương cơ sở (894.000 đồng) và được hưởng không quá 10 tháng/năm học/sinh viên; số năm được hưởng hỗ trợ chi phí học tập theo thời gian đào tạo chính thức.
Nguồn kinh phí hỗ trợ chi phí học tập cho sinh viên người dân tộc thiểu số sẽ lấy từ ngân sách nhà nước hay ngân sách trung ương?
Căn cứ Điều 3 Quyết định 66/2013/QĐ-TTg quy định về nguồn kinh phí như sau:
Kinh phí
Kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ quy định tại Quyết định này được cân đối trong nguồn kinh phí chi cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo hằng năm theo phân cấp quản lý ngân sách nhà nước.
Tại Điều 7 Thông tư liên tịch 35/2014/TTLT-BGDĐT-BTC cũng quy định về nguồn kinh phí thực hiện như sau:
Nguồn kinh phí
Nguồn kinh phí thực hiện chi trả hỗ trợ chi phí học tập theo quy định tại Thông tư này được giao bổ sung trong dự toán chi sự nghiệp giáo dục đào tạo hàng năm của địa phương, của các bộ, ngành và cơ quan trung ương theo nguyên tắc sau đây:
1. Ngân sách trung ương hỗ trợ ngân sách địa phương để thực hiện chính sách hỗ trợ chi phí học tập cho các đối tượng học ở các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập, cơ sở giáo dục đại học công lập do địa phương quản lý theo nguyên tắc: Hỗ trợ 100% đối với địa phương chưa tự cân đối được ngân sách và tỉnh Quảng Ngãi, hỗ trợ 50% kinh phí đối với địa phương có tỷ lệ điều tiết về ngân sách trung ương dưới 50%, các địa phương còn lại tự đảm bảo kinh phí.
Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương bố trí ngân sách địa phương cùng với nguồn hỗ trợ của ngân sách trung ương để thực hiện chính sách hỗ trợ chi phí học tập cho sinh viên theo quy định.
2. Ngân sách trung ương đảm bảo kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ chi phí học tập cho các cơ sở giáo dục đại học do các bộ, ngành, cơ quan trung ương quản lý.
3. Riêng năm 2014, các bộ, ngành, địa phương gửi báo cáo tổng hợp kinh phí hỗ trợ chi phí học tập đối với sinh viên là người dân tộc thiểu số theo quy định tại Thông tư này về Bộ Tài chính để tổng hợp trình cấp có thẩm quyền xem xét, bổ sung dự toán kinh phí để triển khai thực hiện.
Theo đó, việc hỗ trợ chi phí học tập cho sinh viên người dân tộc thiểu số sẽ sử dụng nguồn ngân sách từ trung ương theo sự phân cấp quản lý ngân sách nhà nước.
Trần Thành Nhân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Dân tộc thiểu số có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình đánh giá Đảng viên cuối năm 2024? Quy trình đánh giá xếp loại Đảng viên cuối năm 2024 thế nào?
- Khối lượng của loại vàng miếng SJC do cơ quan nào quyết định? Quy trình gia công vàng miếng SJC từ vàng của Ngân hàng Nhà nước?
- Mẫu phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên mầm non mới nhất? Tải về tại đâu?
- Mẫu biên bản thỏa thuận về việc góp vốn kinh doanh mua bất động sản, đất đai mới nhất? Tải về ở đâu?
- Hướng dẫn cách viết mẫu phiếu đánh giá xếp loại chất lượng công chức? Công chức được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành xuất sắc khi nào?