Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc năm 2023 là ngày bao nhiêu? Hướng dẫn tổ chức ngày hội Đại đoàn kết dân tộc năm 2023?
Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc năm 2023 là ngày bao nhiêu?
Căn cứ Điều 11 Luật Mặt trận tổ quốc Việt Nam 2015 quy định như sau:
Ngày truyền thống và Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc
Ngày 18 tháng 11 hằng năm là Ngày truyền thống của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và là Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc là ngày 18/11.
Năm 2023, ngày hội đại đoàn kết dân tộc năm 2023 rơi vào thứ 7 ngày 18 tháng 11
Ngày hội đại đoàn kết dân tộc năm 2023 là ngày bao nhiêu? Hướng dẫn tổ chức ngày hội đại đoàn kết dân tộc năm 2023? (Hình từ Internet)
Công tác tuyên truyền ngày hội Đại đoàn kết dân tộc năm 2023 như thế nào?
Tại Hướng dẫn 107/HD-MTTW-BTT năm 2023 tại đây có hướng dẫn công tác tuyên truyền ngày hội đại đoàn kết dân tộc năm 2023 như sau:
Nội dung tuyên truyền:
- Lịch sử, truyền thống vẻ vang và kết quả hoạt động của MTTQ Việt Nam trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc gắn với truyền thống cách mạng của quê hương và cộng đồng.
- Thành tựu đạt được sau 20 năm tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc của địa phương.
- Những nội dung cơ bản của Chỉ thị 22-CT/TW, ngày 25/5/2023 của Ban Bí thư về lãnh đạo Đại hội MTTQ Việt Nam các cấp và Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024 - 2029; Chỉ thị, Thông tri và văn bản lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy các cấp về tổ chức Đại hội MTTQ Việt Nam nhiệm kỳ 2024 - 2029. Các hoạt động thi đua chào mừng Đại hội MTTQ Việt Nam các cấp, hướng tới Đại hội Đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024 - 2029.
- Giới thiệu và nhân rộng các điển hình, tiêu biểu, những việc làm hay, giải pháp sáng tạo trong thực hiện các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước ở địa phương; gương người tốt, việc tốt và những tập thể, cá nhân tiêu biểu có nhiều đóng góp xây dựng quê hương, đất nước...
Hình thức tuyên truyền:
- Vận dụng linh hoạt các hình thức tuyên truyền trên hệ thống phát thanh, truyền hình; cổng thông tin điện tử, trang Fanpage, mạng xã hội của cộng đồng, địa phương, các cơ quan, đơn vị, tổ chức và mỗi cá nhân.
- Thông qua cuộc sinh hoạt cộng đồng dân cư; sinh hoạt của các tổ chức Đoàn thể nhân dân.
- Treo băng zôn, khẩu hiệu, pano, apphich... tuyên truyền ở các khu dân cư, địa điểm trung tâm văn hóa - xã hội tại các địa phương và cộng đồng; tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, hoạt động dân vũ; hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm đặc trưng của địa phương, vùng, miền....
Hướng dẫn tổ chức ngày hội đại đoàn kết dân tộc năm 2023?
Tại Hướng dẫn 107/HD-MTTW-BTT năm 2023 có nêu rõ hướng dẫn tổ chức ngày hội đại đoàn kết dân tộc năm 2023 như sau:
Thời gian:
Hoạt động tổ chức Ngày hội được diễn ra trong khoảng thời gian từ ngày 01/11/2023 đến hết ngày 18/11/2023.
Hình thức và chủ trì tổ chức Ngày hội
- Hình thức tổ chức: Ngày hội được tổ chức chủ yếu ở địa bàn khu dân cư. Tùy theo điều kiện của mỗi địa phương có thể lựa chọn hình thức tổ chức cho phù hợp, tuy nhiên phải đảm bảo Ngày hội được tổ chức trang trọng, thiết thực, hiệu quả.
- Chủ trì tổ chức Ngày hội:
+ Tổ chức tại khu dân cư: Do Ban Công tác Mặt trận chủ trì.
+ Tổ chức theo hình thức liên khu dân cư: Do Ban công tác Mặt trận (nơi đăng cai tổ chức Ngày hội) chủ trì và phối hợp các Ban công tác Mặt trận khác tham gia thực hiện.
Thành phần tham gia Ngày hội:
- Mời toàn thể Nhân dân hoặc đại diện các hộ gia đình ở khu dân cư, liên khu dân cư; con em làm ăn xa quê; cán bộ, đảng viên cư trú tại địa bàn.
- Mời các đồng chí lãnh đạo cấp ủy, chính quyền, Mặt trận, tổ chức đoàn thể tại địa phương.
- Đại diện các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, các tổ chức tôn giáo... trên địa bàn.
- Đối với địa phương khu vực, địa bàn biên giới có thể mời bạn bè các nước láng giềng cùng tham dự Ngày hội.
- Đối với các khu dân cư có người nước ngoài đang sinh sống, học tập, công tác tại địa bàn dân cư mời tham dự Ngày hội.
Hình thức trang trí:
- Treo cờ, băng rôn, khẩu hiệu trên địa bàn khu dân cư và địa điểm tổ chức Ngày hội.
- Ma két trang trí nơi tổ chức phần Lễ của Ngày hội:
Đối với địa bàn dân cư (do Ban Công tác Mặt trận chủ trì):
(Lô gô của Mặt trận)
NGÀY HỘI
ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC
Khu dân cư (hoặc liên khu dân cư)……. xã (phường, thị trấn)….
.......Ngày….. tháng…. năm 2023
Chương trình Ngày hội:
* Phần Lễ (tổ chức không quá 90 phút):
(1) Văn nghệ chào mừng.
(2) Chào cờ.
(3) Tuyên bố lý do giới thiệu đại biểu;
(4) Ôn truyền thống của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam qua các thời kỳ; báo cáo khái quát kết quả thực hiện nhiệm vụ xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc; kết quả phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội; kết quả thực hiện các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước của địa phương; đánh giá khái quát những kết quả đạt được sau 20 năm tổ chức Ngày hội; phương hướng trọng tâm năm tới.
(5) Các đại biểu trao đổi, thảo luận.
(6) Chủ trì phát biểu tiếp thu và giải trình (nếu có).
(7) Biểu dương, khen thưởng những tập thể, gia đình và cá nhân tiêu biểu.
(8) Mời lãnh đạo cấp trên phát biểu, tặng quà (nếu có).
(9) Phát động hưởng ứng các hoạt động thi đua chào mừng Đại hội MTTQ Việt Nam các cấp tiến tới Đại hội Đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam lần thứ X nhiệm kỳ 2024 - 2029 (nếu có).
(10) Phát biểu cảm ơn và kết thúc buổi Lễ.
* Phần Hội (có thể tổ chức trước hoặc sau phần Lễ):
- Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, trò chơi dân gian truyền thống; các hoạt động dân vũ, hoạt động dưỡng sinh ngoài trời.... nhằm thu hút sự tham gia của Nhân dân trên địa bàn. Chú trọng phát huy bản sắc văn hóa dân tộc của mỗi địa phương, vùng miền trong Ngày hội.
- Tổ chức các hoạt động triển lãm gian hàng; giới thiệu sản phẩm làng nghề, sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm OCOP; quảng bá du lịch địa phương, du lịch cộng đồng...
- Tổ chức các hoạt động nhân đạo, từ thiện; thăm hỏi động viên gia đình chính sách, người có công; cán bộ lãnh thành cách mạng; trợ giúp người khó khăn; thăm hỏi, trao tặng quà, Nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo; khởi công, hoàn thành các công trình dân sinh...
- Tổ chức dọn dẹp vệ sinh đường làng, ngõ xóm, tổ dân phố, khu dân cư, đảm bảo môi trường sáng - xanh - sạch đẹp; trồng cây, trồng hoa trên các tuyến đường dân sinh, khu dân cư, trong khuân viên gia đình...
- Tùy từng điều kiện của khu dân cư, cơ quan, đơn vị, tổ chức... có thể tổ chức “Bữa cơm đoàn kết” cho phù hợp.
- Khuyến khích các địa phương có sáng kiến, đổi mới tổ chức phần Hội đảm bảo vui tươi, an toàn, lành mạnh, tiết kiệm, phù hợp với điều kiện, phong tục, tập quán của mỗi địa phương.
Nguyễn Hạnh Phương Trâm
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Dân tộc thiểu số có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đua xe trái phép gây chết người có thể bị phạt tù đối với những tội nào? Con cái đua xe gây chết người thì cha mẹ giao xe có bị truy cứu hình sự?
- Trình độ chuẩn với giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh trường đại học? Chế độ bồi dưỡng giờ giảng đối với giảng viên?
- Luật ngân sách nhà nước mới nhất? Có những văn bản nào hướng dẫn thi hành Luật ngân sách nhà nước mới nhất?
- Mua trả chậm là gì? Nghĩa vụ trả tiền trong hợp đồng mua trả chậm được quy định thế nào theo pháp luật hiện nay?
- Bài tuyên truyền Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân 18 11? Bài tuyên truyền kỷ niệm 94 năm Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc 2024?