Sở Giáo dục và Đào tạo quản lý nhà nước về giáo dục trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh các đơn vị nào?
Cơ cấu tổ chức của Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh có bao nhiêu phòng?
Cơ cấu tổ chức của Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh được quy định theo Điều 5 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh kèm theo Quyết định 34/2023/QĐ-UBND cụ thể:
Cơ cấu tổ chức của Sở Giáo dục và Đào tạo
1. Cơ cấu tổ chức của Sở Giáo dục và Đào tạo, gồm có 11 phòng
a) Văn phòng;
b) Thanh tra;
c) Phòng Tổ chức cán bộ;
d) Phòng Kế hoạch - Tài chính;
đ) Phòng Chính trị, tư tưởng;
e) Phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục;
g) Phòng Giáo dục Mầm non;
h) Phòng Giáo dục Tiểu học;
i) Phòng Giáo dục Trung học;
k) Phòng Giáo dục Thường xuyên - Chuyên nghiệp và Đại học;
l) Phòng Quản lý cơ sở giáo dục ngoài công lập.
2. Các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo được thành lập theo quy định của pháp luật trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (Phụ lục đính kèm).
Theo đó, cơ cấu tổ chức của Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh có 11 phòng:
- Văn phòng;
- Thanh tra;
- Phòng Tổ chức cán bộ;
- Phòng Kế hoạch - Tài chính;
- Phòng Chính trị, tư tưởng;
- Phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục;
- Phòng Giáo dục Mầm non;
- Phòng Giáo dục Tiểu học;
- Phòng Giáo dục Trung học;
- Phòng Giáo dục Thường xuyên - Chuyên nghiệp và Đại học;
- Phòng Quản lý cơ sở giáo dục ngoài công lập.
Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh (Hình từ Internet)
Sở Giáo dục và Đào tạo quản lý nhà nước về giáo dục trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh các đơn vị nào?
Sở Giáo dục và Đào tạo quản lý nhà nước về giáo dục trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh các đơn vị theo Điều 6 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh kèm theo Quyết định 34/2023/QĐ-UBND cụ thể:
Các đơn vị Sở Giáo dục và Đào tạo quản lý nhà nước về giáo dục trên địa bàn Thành phố
1. Các trường tư thục: trường mầm non, trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học có vốn đầu tư nước ngoài; trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là trung học phổ thông, trường chuyên biệt và các trường khác được thành lập theo quy định của pháp luật trên địa bàn Thành phố do Sở Giáo dục và Đào tạo thực hiện chức năng quản lý nhà nước.
2. Các cơ sở giáo dục tư thục khác: trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập và các Trung tâm khác được thành lập theo quy định của pháp luật trên địa bàn Thành phố do Sở Giáo dục và Đào tạo thực hiện chức năng quản lý nhà nước.
Theo đó, Sở Giáo dục và Đào tạo quản lý nhà nước về giáo dục trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh các đơn vị sau:
- Các trường tư thục: trường mầm non, trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học có vốn đầu tư nước ngoài; trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là trung học phổ thông, trường chuyên biệt và các trường khác được thành lập theo quy định của pháp luật trên địa bàn Thành phố do Sở Giáo dục và Đào tạo thực hiện chức năng quản lý nhà nước.
- Các cơ sở giáo dục tư thục khác: trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập và các Trung tâm khác được thành lập theo quy định của pháp luật trên địa bàn Thành phố do Sở Giáo dục và Đào tạo thực hiện chức năng quản lý nhà nước.
Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh có bao nhiêu Phó Giám đốc và do ai bổ nhiệm?
Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quy định ở Điều 4 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh kèm theo Quyết định 34/2023/QĐ-UBND cụ thể:
Giám đốc và Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo
1. Sở Giáo dục và Đào tạo có Giám đốc và không quá 04 Phó Giám đốc.
2. Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo là Ủy viên Ủy ban nhân dân Thành phố do Hội đồng nhân dân Thành phố bầu, là người đứng đầu Sở Giáo dục và Đào tạo do Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố bổ nhiệm, chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân Thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố và trước pháp luật về thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Giáo dục và Đào tạo và thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của ủy viên Ủy ban nhân dân Thành phố theo Quy chế làm việc và phân công của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.
3. Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo do Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố bổ nhiệm theo đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, giúp Giám đốc Sở thực hiện một hoặc một số nhiệm vụ cụ thể do Giám đốc Sở phân công và chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở và trước pháp luật về thực hiện nhiệm vụ được phân công. Khi Giám đốc Sở vắng mặt, một Phó Giám đốc Sở được Giám đốc Sở ủy quyền thay Giám đốc Sở điều hành các hoạt động của Sở. Phó Giám đốc Sở không kiêm nhiệm người đứng đầu tổ chức, đơn vị thuộc và trực thuộc Sở, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Như vậy, Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh có không quá 04 Phó Giám đốc.
Bên cạnh đó, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo do Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố bổ nhiệm theo đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, giúp Giám đốc Sở thực hiện một hoặc một số nhiệm vụ cụ thể do Giám đốc Sở phân công và chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở và trước pháp luật về thực hiện nhiệm vụ được phân công.
Khi Giám đốc Sở vắng mặt, một Phó Giám đốc Sở được Giám đốc Sở ủy quyền thay Giám đốc Sở điều hành các hoạt động của Sở. Phó Giám đốc Sở không kiêm nhiệm người đứng đầu tổ chức, đơn vị thuộc và trực thuộc Sở, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Nguyễn Anh Hương Thảo
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Sở Giáo dục và Đào tạo có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá kê khai là gì? Có bắt buộc phải kê khai giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá không?
- Có phải đăng ký biến động quyền sử dụng đất khi người sử dụng đất thế chấp quyền sử dụng đất không?
- Người điều khiển ô tô có được dừng xe song song với xe khác không? Nếu không được thì có bị phạt không? Phạt bao nhiêu?
- Kết chuyển lãi lỗ đầu năm là gì? Tài khoản 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Thông tư 200 phản ánh nội dung gì?
- Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải công khai thông tin gì cho khách hàng? Có cần xin chấp thuận trước khi sáp nhập hay không?