Sưu tập dữ liệu có thuộc loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả hay không? Mẫu tờ khai đăng ký quyền tác giả đối với sưu tập dữ liệu là mẫu nào?
Sưu tập dữ liệu có thuộc loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả hay không?
Căn cứ theo Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 và bị thay thế bởi điểm a khoản 82 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 quy định về các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả như sau:
Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả
1. Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm:
a) Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;
b) Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;
c) Tác phẩm báo chí;
d) Tác phẩm âm nhạc;
đ) Tác phẩm sân khấu;
e) Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh);
g) Tác phẩm mỹ thuật, mỹ thuật ứng dụng;
h) Tác phẩm nhiếp ảnh;
i) Tác phẩm kiến trúc;
k) Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học;
l) Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;
m) Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.
2. Tác phẩm phái sinh chỉ được bảo hộ theo quy định tại khoản 1 Điều này nếu không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh.
3. Tác phẩm được bảo hộ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải do tác giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình mà không sao chép từ tác phẩm của người khác.
4. Chính phủ hướng dẫn cụ thể về các loại hình tác phẩm quy định tại khoản 1 Điều này.
Theo đó, sưu tập dữ liệu là loại hình tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ được bảo hộ quyền tác giả.
Lưu ý:
+ Tác phẩm được bảo hộ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 và bị thay thế bởi điểm a khoản 82 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 phải do tác giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình mà không sao chép từ tác phẩm của người khác.
+ Tác phẩm phái sinh chỉ được bảo hộ theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 và bị thay thế bởi điểm a khoản 82 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 nếu không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh.
Sưu tập dữ liệu có thuộc loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả hay không? Mẫu tờ khai đăng ký quyền tác giả đối với sưu tập dữ liệu là mẫu nào? (Hình từ Internet)
Mẫu tờ khai đăng ký quyền tác giả đối với sưu tập dữ liệu là mẫu nào?
Mẫu tờ khai đăng ký quyền tác giả đối với sưu tập dữ liệu được quy định tại Điều 3 Thông tư 08/2023/TT-BVHTTDL như sau:
Các mẫu ban hành kèm theo Thông tư
Ban hành kèm theo Thông tư này các mẫu:
1. Phụ lục 1 - Mẫu Tờ khai đăng ký quyền tác giả; Mẫu Tờ khai đăng ký quyền liên quan:
a) Mẫu số 01: Tờ khai đăng ký quyền tác giả đối với tác phẩm văn học; khoa học; bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác; sưu tập dữ liệu; tác phẩm báo chí; tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;
b) Mẫu số 02: Tờ khai đăng ký quyền tác giả đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng;
c) Mẫu số 03: Tờ khai đăng ký quyền tác giả đối với chương trình máy tính;
d) Mẫu số 04: Tờ khai đăng ký quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc;
đ) Mẫu số 05: Tờ khai đăng ký quyền tác giả đối với tác phẩm mỹ thuật, tác phẩm nhiếp ảnh;
e) Mẫu số 06: Tờ khai đăng ký quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh, tác phẩm sân khấu;
g) Mẫu số 07: Tờ khai đăng ký quyền tác giả đối với sách giáo khoa, giáo trình;
h) Mẫu số 08: Tờ khai đăng ký quyền tác giả đối với tác phẩm kiến trúc, bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học;
i) Mẫu số 09: Tờ khai đăng ký quyền liên quan.
...
Theo đó, Mẫu tờ khai đăng ký quyền tác giả đối với sưu tập dữ liệu là Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư 08/2023/TT-BVHTTDL.
TẢI VỀ Mẫu tờ khai đăng ký quyền tác giả đối với sưu tập dữ liệu.
Quyền tác giả đối với chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 22 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 thì quyền tác giả đối với chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu được quy định như sau:
(i) Chương trình máy tính là tập hợp các chỉ dẫn được thể hiện dưới dạng lệnh, mã, lược đồ hoặc dạng khác, khi gắn vào một phương tiện, thiết bị được vận hành bằng ngôn ngữ lập trình máy tính thì có khả năng làm cho máy tính hoặc thiết bị thực hiện được công việc hoặc đạt được kết quả cụ thể.
Chương trình máy tính được bảo hộ như tác phẩm văn học, dù được thể hiện dưới dạng mã nguồn hay mã máy.
Tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả đối với chương trình máy tính có quyền thỏa thuận bằng văn bản với nhau về việc sửa chữa, nâng cấp chương trình máy tính.
Tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng hợp pháp bản sao chương trình máy tính được làm một bản sao dự phòng để thay thế khi bản sao đó bị xóa, bị hỏng hoặc không thể sử dụng nhưng không được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân khác
(ii) Sưu tập dữ liệu là tập hợp có tính sáng tạo thể hiện ở sự tuyển chọn, sắp xếp các tư liệu dưới dạng điện tử hoặc dạng khác.
Việc bảo hộ quyền tác giả đối với sưu tập dữ liệu không bao hàm chính các tư liệu đó, không gây phương hại đến quyền tác giả của chính tư liệu đó.
Nguyễn Thị Minh Hiếu
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Quyền tác giả có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công đoàn Việt Nam là tổ chức gì? Thành viên hợp danh của công ty hợp danh được kết nạp vào Công đoàn Việt Nam không?
- Mục đích của đổi mới công nghệ là gì? 04 mục tiêu của chương trình Đổi mới công nghệ quốc gia là gì?
- Content về ngày 20 11 sáng tạo, thu hút? Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 2024 thứ mấy, ngày mấy âm lịch?
- Ngày 18 tháng 11 là ngày gì? Ngày 18 tháng 11 là thứ mấy? Ngày 18 tháng 11 có phải ngày nghỉ lễ, tết của người lao động không?
- Mẫu Công văn đề xuất xếp loại chất lượng chi bộ, tập thể lãnh đạo và đảng viên mới nhất là mẫu nào?