Tôi nhập khẩu một lô hàng từ Mỹ về Việt Nam. Tôi muốn hỏi khi nhập khẩu có cần ghi nhãn hàng hóa không hay để nhãn gốc tiếng nước ngoài vẫn được. Thời điểm phải có nhãn phụ là khi nào, nếu không thực hiện thì phạt ra sao?
Nhãn hàng hóa là bản viết, bản in, bản vẽ, bản chụp của chữ, hình vẽ, hình ảnh được dán, in, đính, đúc, chạm, khắc trực tiếp trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa hoặc trên các chất liệu khác được gắn trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa.
(Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 43/2017/NĐ-CP)
Tôi nhập khẩu một lô hàng từ Mỹ về Việt Nam. Tôi muốn hỏi khi nhập khẩu có cần ghi nhãn hàng hóa không hay để nhãn gốc tiếng nước ngoài vẫn được. Thời điểm phải có nhãn phụ là khi nào, nếu không thực hiện thì phạt ra sao?
Cho tôi hỏi nhãn hàng hóa phải bảo đảm theo các tiêu chí nào thì mới được chấp nhận để lưu hành? Muốn được viết tắt tên công ty in lên nhãn thì có được không? Trường hợp viết tắt mà không đúng quy định thì có bị xử phạt hay không?
Khi lưu thông ra thị trường trên nhãn mác bên em có cần ghi các thành phần chính trên nhãn sản phẩm không? nếu không ghi thì có bị phạt tiền không?
Công ty tôi có ký hợp đồng với 2 cơ sở gia công khác nhau để thực hiện sản xuất sản phẩm trong chuỗi dây chuyền. Tôi muốn biết vậy lúc ghi nhãn hàng hóa, có cần phải ghi tên của cả 2 cơ sở gia công đó hay không? Nếu không thì ghi tên của cơ sở nào? Cụ thể ghi như thế nào? Trên nhãn hàng hóa bắt buộc phải có định lượng hàng hóa hay không?
Tôi muốn hỏi nhãn hàng hóa thì bắt buộc phải có những nội dung gì? Trường hợp hàng hóa công ty tôi là máy biến áp trung thế thì có cần ghi năm sản xuất lên nhãn hàng hóa hay không? Nếu phải ghi thì cách ghi như thế nào?
Mình là nhà phân phối sản phẩm được sản xuất trong nước, mình muốn làm 1 nhãn phụ để ghi nhận thông tin của nhà phân phối thì mình phải làm như thế nào mới đúng pháp luật. Nội dung của nhãn phụ cần có những gì? Nhãn phụ hàng hóa có thể chứa đựng những nội dung khác do nhà phân phối tự thêm vào ngoài nội dung có trên nhãn gốc hay không? Có thể ghi những nội dung quảng cáo trái sự thật để thu hút sự chú ý không?
Mình dự định kinh doanh các mặt hàng về mỹ phẩm, mình muốn hỏi một số vấn đề liên quan đến nhãn hàng hóa, cụ thể là: Trách nhiệm ghi nhãn mỹ phẩm của tổ chức, cá nhân là gì? Nội dung cần có trên nhãn hàng hóa quy định ra sao, phải đảm bảo kích thước chữ và số trên nhãn mỹ phẩm như thế nào? Nếu ghi sai kích thước chữ và số của nhãn mỹ phẩm thì bị phạt bao nhiêu?
Cho tôi hỏi về nhãn hàng hóa, vị trí, kích thước, màu sắc, ký hiệu và hình ảnh trên nhãn hàng hóa phải đảm bảo những yêu cầu gì? Trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa của tổ chức, cá nhân theo quy định là gì? Nội dung bắt buộc ghi trên nhãn hàng hóa đối với thuốc, nguyên liệu làm thuốc dùng cho người gồm những nội dung nào?
Công ty chị định thu mua rau, củ, quả tươi của bà con nông dân tại Lâm Đồng và vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Sau đó về đóng gói lại rồi phân phối cho các nhà hàng và hệ thống siêu thị đối tác trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Chị muốn hỏi, có bắt buộc in ngày đóng gói rau,củ, quả lên trên nhãn hàng hóa trước khi cho ra thị trường hay không?
Trong bản tự công bố chất lượng sản phẩm quy định hạn sử dụng của sản phẩm là 30 ngày. Thực tế trên nhãn hàng hóa (bao bì) ghi hạn sử dụng là 10 ngày thì có vi phạm quy định pháp luật không và có buộc phải tiêu hủy hàng hay không?
Trong quá trình nhập khẩu nếu hàng là trang thiết bị, dụng cụ y tế nhưng trên nhãn hàng hóa thiếu phần xuất xứ (made in) thì có ảnh hưởng đến quá trình thông quan hàng hóa không? Có thể dán nhãn phụ trước khi ra thị trường và sau khi thông quan không?
Cho tôi hỏi, đối với các sản phẩm nước tăng lực có mặt trên thị trường Việt Nam thì nhãn hàng hóa bắt buộc phải thể hiện được các thông tin cơ bản gì? Và luật có bắt buộc khi việc ghi các thành phần của nước tăng lượng thì phải kèm theo định lượng của từng thành phần hay không?
Mình có 1 nội dung về ghi nhãn hàng hóa sản phẩm sản xuất trong nước muốn nhờ anh chị hỗ trợ tư vấn giúp: Sản phẩm thực phẩm sản xuất trong nước đã in thông tin các nội dung ghi nhãn theo nghị định 43/2017/NĐ-CP lên bao bì sản phẩm. Trong quá trình lên thiết kế và in ấn, doanh nghiệp bị thiếu sót 1 nội dung ghi nhãn bắt buộc (ví dụ: thông tin, cảnh báo). Trường hợp này doanh nghiệp có được sử dụng decal/tem để dán bổ sung thông tin, cảnh báo lên bao bì thực phẩm không? (Nếu dán sẽ không dán đè chồng lên các thông tin đã in trên bao bì, dán bằng vật liệu chắc chắn). Việc dán decal/tem bổ sung thông tin như vậy có vi phạm quy định nào không? Rủi ro của việc dán thêm decal/tem thông tin bị thiếu và không dán bổ sung thông tin bị thiếu sẽ bị phạt như thế nào?
Trên nhãn hàng hóa sản phẩm mì tôm của công ty chúng tôi có in hình chụp thật của sản phẩm và nguyên liệu kèm theo. Tuy nhiên, khi in nhãn thì chúng tôi có điều chỉnh về màu sắc hình chụp để sản phẩm bắt mắt người tiêu dùng hơn thì công ty cho vào tô mì 2 - 3 con tôm, nhưng không chú thích "Hình ảnh trên bao bì chỉ mang tính chất minh họa". Như vậy nhãn sản phẩm của chúng tôi có phù hợp với luật định hay không?
Theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP thì một số sản phẩm thuộc diện phải đăng ký quảng cáo trước khi quảng cáo. Thì đó là quy định với quảng cáo dưới dạng báo nói và báo hình đúng không ạ. Còn thông tin trên tem nhãn gốc của sản phẩm không phải là quảng cáo đúng không ạ.
Công ty nhập khẩu mặt hàng ván ép từ Trung Quốc, nhưng khi về đến Việt Nam thì chúng tôi kiểm tra thì không có bất kỳ nhãn hàng hóa nào được dán trên nguyên liệu nhập về. Vậy cho tôi hỏi: 1) Hàng hóa nhập khẩu không có nhãn thì có được không, có đúng với quy định của pháp luật không? 2) Nếu vi phạm thì bị xử lý như thế nào?
Khi thanh tra chất lượng sản phẩm giống cây trồng thì phát hiện cơ sở kinh doanh bán lúa giống cho nông dân trên bao bì sản phẩm, nhãn hàng hóa không ghi đầy đủ thông tin. Em lập biên bản của người dân khai, lấy mẫu bao bì đem về. Vậy em có được xử phạt được cơ sở kinh doanh này hay không?
Chào anh chị, công ty chúng tôi phân phối mặt hàng mỹ phẩm. Theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước, chúng tôi đã thực hiện đầy đủ về nhãn hàng hóa, trong đó ghi rõ người chịu trách nhiệm về sản phẩm là tên công ty chúng tôi. Ngày 01/3/2022 vừa qua công ty chúng tôi đổi sang một tên mới. Vậy các sản phẩm đã lưu hành trước 01/03/2022 chúng tôi có phải thay nhãn mới trong đó ghi người chịu trách nhiệm về sản phẩm là tên mới hay không?
Cho em hỏi "năm sản xuất " trên tem-nhãn của hàng may mặc có được viết tắt không? (Ví dụ Năm SX ..., SX năm..., NSX ...". Hay phải ghi rõ? Ngoài ra việc thể hiện xuất xứ hàng hóa trên nhãn hàng hóa được quy định như thế nào vậy ạ? Mong được ban tư vấn giải đáp. Em xin cảm ơn!