Sau khi tìm hiểu về công khai ngân sách cấp tỉnh, tôi thắc mắc không biết liệu đối với ngân sách cấp huyện, nội dung công khai có giống vậy hay không? Bên cạnh đó, thời điểm và hình thức công khai đối với ngân sách cấp huyện được quy định như thế nào?
Khi tìm hiểu về ngân sách nhà nước, tôi thấy khá thú vị đối với quy định công khai ngân sách nhà nước. Vậy đối với ngân sách các cấp địa phương, cụ thể là cấp tỉnh, nội dung công khai sẽ gồm những gì? Việc công khai này được tiến hành vào thời gian nào, thông qua những hình thức nào? Có thể cho tôi biết được không.
Khi tìm hiểu về khía cạnh chi ngân sách nhà nước, tôi phát hiện có nhiều hình thức chi ngân sách được áp dụng hiện nay tùy vào mỗi nhiệm vụ cụ thể. Thông qua nghiên cứu, tôi nhớ được 2 hình thức đó là: rút dự toán từ Kho bạc Nhà nước và chi theo hình thức lệnh chi tiền. Tôi muốn hỏi 2 hình thức này áp dụng với những nhiệm vụ nào? Ngoài ra còn những hình thức chi ngân sách nhà nước nào khác hay không?
Theo tôi được biết, dự toán ngân sách nhà nước là một yếu tố quan trọng để các cơ quan trong bộ máy nhà nước có thể dựa vào và lên kế hoạch thực hiện những mục tiêu đề ra. Vậy việc lập dự toán ngân sách nhà nước được thực hiện vào thời gian nào? Lập dự toán ngân sách tại các đơn vị dự toán ngân sách được quy định như thế nào?
Theo tôi tìm hiểu, đối với một số khoản thu của ngân sách các cấp, việc phân chia theo tỷ lệ phần trăm sẽ được diễn ra nhằm đảm bảo phân bổ đều để đảm bảo hoạt động. Vậy tỷ lệ này được xác định như thế nào? Ngoài ra, tôi có được nghe về khái niệm "số bổ sung cân đối ngân sách". Có thể cho tôi biết số bổ sung cân đối đối với ngân sách các cấp được xác định như thế nào không?
Tôi muốn biết theo quy định hiện hành thì việc phối hợp giữa xúc tiến đầu tư với xúc tiến thương mại, du lịch, ngoại giao kinh tế được quy định như thế nào? Hoạt động xúc tiến đầu tư không sử dụng ngân sách nhà nước được thực hiện như thế nào? Kinh phí cho hoạt động xúc tiến đầu tư được lập, bố trí và phân bổ như thế nào?
Tôi muốn biết ngân sách địa phương là gì? Khi tìm hiểu về ngân sách nhà nước, tôi thấy ở các cấp địa phương cũng có một loại ngân sách được gọi là "ngân sách địa phương". Có thể cho tôi biết khoản ngân sách này cụ thể là gì và được chi vào những nội dung gì hay không? Ở địa phương gồm nhiều cấp như tỉnh, huyện, xã,... Vậy việc phân cấp việc thu - chi đối với khoản ngân sách này được thực hiện cụ thể dựa trên nguyên tắc nào?
Theo tôi được biết, có một số nguồn thu mà ngân sách trung ương và ngân sách địa phương sẽ chia nhau theo tỷ lệ phần trăm. Vậy có khoản thu nào mà ngân sách trung ương cũng như ngân sách địa phương có thể hưởng toàn bộ hay không? Thuế thu nhập cá nhân thuộc trường hợp nào trong các trường hợp nêu trên?
Tôi muốn biết các khoản thuế xuất khẩu, nhập khẩu có được xem là một nguồn thu của ngân sách trung ương hay không? Ngoài ra, ngân sách trung ương được dùng để chi vào những việc gì? Việc chi với mục đích cho vay được quy định như thế nào?
Tôi muốn biết ngân sách trung ương cụ thể là gì? Nghe cụm từ "ngân sách trung ương", tôi nghĩ đây là một nguồn ngân sách khá lớn, dùng để thực hiện các hoạt động của trung ương. Vậy trung ương có thể hưởng toàn bộ ngân sách thu về hay không? Ngân sách trung ương có thể chi để trả lãi vay của Chính phủ không?
Theo tôi được biết, việc thu và chi đối với ngân sách nhà nước sẽ được lập ra dự toán cụ thể để thực hiện theo một kế hoạch nhất định. Vậy dự toán thu và chi ngân sách nhà nước được giao thực hiện như thế nào? Có văn bản cụ thể nào hướng dẫn vấn đề này trong năm 2022 không? Sau khi lập dự toán, thời gian tiến hành báo cáo kết quả phân bổ và giao dự toán trên thực tế đối với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là vào thời gian nào?
Tôi muốn biết theo quy định pháp luật mới nhất thì hành vi nào được xem là hành vi tham nhũng? Xử lý người có hành vi tham nhũng như thế nào? Mong được giải đáp, xin cảm ơn.
Tôi muốn biết trường hợp nào thì những tài sản công tại các cơ quan nhà nước bị điều chuyển? Cá nhân, tổ chức nào có thẩm quyền quyết định việc điều chuyển này? Trình tự, thủ tục điều chuyển tài sản công được quy định cụ thể ra sao? Xin cảm ơn.
Tôi muốn biết tài sản công tại các cơ quan nhà nước được sử dụng vào những mục đích cụ thể nào? Ngoài những mục đích đã định, các loại tài sản này có thể được chuyển đổi công năng sử dụng hay không? Bên cạnh đó, trường hợp nào tài sản công tại các cơ quan nhà nước bị thu hooig?
Khi tìm hiểu về các tài sản cố định, tôi thấy có thể chia thành 2 loại là tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình. Tài sản cố định hữu hình thì tôi còn có thể hình dung, nhưng tài sản vô hình là gì thì tôi khá mơ hồ và cần được giải đáp nhiều hơn. Việc xác định nguyên giá đối với loại tài sản này có gặp nhiều khó khắn không, được thực hiện như thế nào vậy? Nguyên giá này có thể được thay đổi hay không?
Tôi muốn biết tài sản cố định hữu hình là gì? Khi tìm hiểu về tài sản công của nhà nước, tôi có được nghe về khái niệm "tài sản cố định hữu hình" nhưng vẫn chưa hiểu rõ loại tài sản này là gì. Nguyên giá tài sản cố định hữu hình được xác định như thế nào, có thể sử dụng vào mục đích gì?
Theo tôi được biết, tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập có thể được chuyển đổi công năng sử dụng, cụ thể là chuyển sang mục đích liên doanh, liên kết. Vậy trong trường hợp chuyển đổi này, đề án chuyển đổi được lập như thế nào, việc quản lý, sử dụng được quy định ra sao? Tài sản công sử dụng vào mục đích liên doanh, liên kết có phải trích khấu hao hay không?
Cho tôi hỏi pháp luật quy định về quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí học bổng chính sách và các khoản hộ trợ khác như thế nào? Nhà nước lập dự toán ra làm sao và được phân bổ như thế nào? Xin hãy giải đáp thắc mắc giúp tôi! Tôi xin chân thành cảm ơn!
Cho tôi hỏi pháp luật quy định đối tượng nào được hưởng chính sách nội trú? Mức học bổng chính sách và các khoản hỗ trợ khác dành cho học sinh, sinh viên được quy định như thế nào? Bên cạnh đó tôi cũng muốn hỏi phương thức chi trả học bổng chính sách và các khoản hỗ trợ khác được quy định như thế nào? xin hãy giải đáp thắc mắc giúp tôi! Tôi xin chân thành cảm ơn!