Tôi muốn hỏi tại những đợn vị sự nghiệp công lập, nguồn tài sản công được hình thành từ đâu để sử dụng? Những tài sản này có được phép dùng vào mục đích khác ngoài sử dụng đơn thuần không, như kinh doanh hay cho thuê chẳng hạn.
Tôi muốn biết thêm về các tiêu chuẩn để có thể nhận biết như thế nào được xem là một tài sản cố định tại cơ quan nhà nước. Có những loại tài sản cố định nào theo quy định của pháp luật hiện nay? Xe ô tô phục vụ công tác chung có phải là một loại tài sản cố định hay không?
Đối với việc xác định hao mòn tài sản cố định tại cơ quan nhà nước, phương pháp tính được quy định như thế nào? Trong đó, thời gian sử dụng và tỷ lệ hao mòn đối với tài sản cố định được xác định cụ thể ra sao? Dựa trên nguyên tắc nào?
Khi tìm hiểu về các tài sản là tài sản cố định tại đơn vị sự nghiệp công lập, tôi có thắc mắc như sau: Khi sử dụng qua một thời gian, chắc chắn các tài sản này sẽ có sự hao mòn. Vậy có cần phải tính khấu hao cho các tài sản này hay không? Nếu có, việc tính hao mòn tài sản cố định này được thực hiện dựa trên nguyên tắc nào? Ngoài ra, có tài sản nào cần trích khấu hao hay không? Số tiền trích khấu hao được sử dụng vào mục đích gì?
Trong quá trình hoạt động, Ngân hàng Phát triển Việt Nam hình thành những khoản thu nhập và chi phí cụ thể như thế nào? Sau khi kết thúc năm tài chính, khoản chênh lệch giữa thu nhập và chi phí được gọi là gì? Khoản chênh lệch này được phân bố ra sao?
Phân loại nợ và cam kết ngoại bảng của Ngân hàng Phát triển Việt Nam được quy định như thế nào? Những khoản nợ này cụ thể gồm những loại nào? Thời điểm, nguyên tắc phân loại nợ và cam kết ngoại bảng được quy định cụ thể ra sao? Mong được hỗ trợ, xin cảm ơn.
Sau khi tổng hợp các khoản doanh thu và chi phí, tổ chức tài chính vi mô sẽ thu được một khoản lợi nhuận nhất định. Tôi muốn biết những khoản lợi nhuận đó được phân phối vào việc gì? Sau khi kết thúc một kỳ hoạt động, tổ chức này có cần báo cáo hay không? Ngoài ra, trách nhiệm của tổ chức tài chính vi mô và các cơ quan quản lý là gì?
Các thành phố công nghiệp, dịch vụ, nhộn nhịp như TPHCM, Đà Nẵng, Quảng Ninh…thì mật độ dân số cao, nguồn thu ngân sách lớn. Tôi muốn hỏi là các nguồn thu này đến từ đâu? Nguồn ngân sách địa phương này sử dụng cho những việc gì? Có phải ngân sách địa phương phải nộp hết cho ngân sách trung ương không?
Ngân sách nhà nước phần lớn do người dân đóng góp. Vậy cho tôi hỏi nhà nước có công bố ngân sách không? Người dân biết thông tin công bố ngân sách này qua đâu? Thời điểm nào thì nhà nước công bố ngân sách?
Xin chào, tôi mới được nhận vào làm ở một văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Hà Nội. Tôi có một số câu hỏi muốn được giải đáp như sau:
- Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài hoạt động tại Việt Nam có cần phải đóng kinh phí công đoàn không?
- Mức đóng và phương thức kinh phí công đoàn được quy định như thế nào?
Mong được phản hồi.
Tôi thấy các cơ quan nhà nước ở cấp trung ương chủ yếu là điều hành và chỉ đạo các địa phương thực hiện công việc, nhiệm vụ. Khi xem thời sự tôi cũng thấy TPHCM phải nộp lên ngân sách trung ương 82% còn giữ lại chỉ 18% cho thành phố. Vậy có phải, ngân sách trung ương chủ yếu do các địa phương nộp lên không? Ngân sách trung ương dùng cho những việc gì?
Trong lúc tìm lại các giấy tờ của ba mẹ, tôi có thấy tờ giấy ghi là “Trái phiếu Chính phủ Công trình giao thông - thủy lợi” mệnh giá 100.000đ phát hành năm 2004. Cho tôi hỏi, dòng chữ đó có ý nghĩa gì? Trái phiếu chính phủ là gì? Hiện nay phát hành trái phiếu Chính phủ nhằm mục đích gì? Trái phiếu chính phủ ngày nay có điều kiện gì?
Tôi thấy trong ngân sách nhà nước có quỹ dự trữ tài chính và dự phòng ngân sách nhà nước dễ gây nhầm lẫn, tôi muốn biết chúng khác nhau như thế nào? Và chúng được dùng để làm gì? Xin được hỗ trợ.
Tôi thấy nhà nước có quỹ dự trữ tài chính nhưng không biết nó được thành lập từ nguồn tiền nào? Khi miền Trung có bão lũ hay dịch bệnh kéo dài như đại dịch Covid thì nó có dùng để cứu trợ không? Xin được hỗ trợ.
Tôi thấy việc thu chi ngân sách nhà nước diễn ra một cách liên tục và xuyên suốt. Nhà nước có nhiều khoản thu cho ngân sách. Tuy nhiên, có bao giờ ngân sách nhà nước bị thiếu hụt không? Ngân sách có được lấy tiền của Ngân hàng nhà nước để bù đắp thiếu hụt không?
Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước là quỹ gì? Cơ quan nào thành lập ra quỹ và trách nhiệm của cơ quan đối với quỹ này là gì? Tôi có được nghe một vài người bạn của tôi nói về quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước. Bạn tôi bảo trường hợp của bạn tôi được hỗ trợ để về nước và bạn tôi đang đợi nhận tiền hỗ trợ của quỹ để có thể về nước. Tôi khá lo lắng không biết quỹ này là quỹ gì vì nghe tên khá lạ. Tôi sợ bạn tôi cứ trông chờ vào quỹ này mà sẽ không thể về nước sớm nên tôi muốn hỏi rằng quỹ này có chính thống hay không? Cơ quan nào thành lập ra quỹ này? Mong sớm được giải đáp thắc mắc.
Dịch bệnh Covid kéo dài đời sống người dân gặp nhiều khó khăn, bão lũ thiên tai ở miền trung. Ngân sách nhà nước có các gói cứu trợ cho người dân, mua vaccine… từ khoản dự phòng ngân sách. Vậy cho tôi hỏi khoản dự phòng ngân sách này chiếm bao nhiêu phần trăm trong ngân sách chi? Và ngoài cứu trợ thiên tai, dịch bệnh thì còn dùng cho việc gì?
Khi tìm hiểu về hoạt động ngân hàng nói chung tại các tổ chức tín dụng ở Việt Nam, tôi được biết đến nghiệp vụ dự báo luồng tiền trong việc quản lý ngân quỹ nhà nước. Vậy dự báo luồng tiền là làm những gì, gồm những loại nào? Việc dự báo này được lấy nguồn từ đâu?
Khái niệm nợ chính quyền địa phương có thể hiểu như thế nào? Tôi muốn biết khoản nợ này có được xem là nợ công hay không? Nếu có, việc vay nợ của chính quyền địa phương được thực hiện theo hình thức nào, dựa trên nguyên tắc gì? Chính quyền địa phương tiến hành khoản vay này nhằm mục đích gì, dựa trên điều kiện nào để được vay?