Thẩm phán quyết định trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để điều tra bổ sung vụ án hình sự khi thiếu chứng cứ chứng minh các vấn đề nào?
- Thẩm phán quyết định trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để điều tra bổ sung vụ án hình sự khi thiếu chứng cứ chứng minh các vấn đề nào?
- Thẩm phán phải ra quyết định trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để yêu cầu điều tra bổ sung trong thời hạn bao nhiêu ngày kể từ ngày thụ lý vụ án hình sự?
- Thời hạn điều tra bổ sung đối với vụ án do Tòa án trả lại để yêu cầu điều tra bổ sung là bao lâu?
Thẩm phán quyết định trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để điều tra bổ sung vụ án hình sự khi thiếu chứng cứ chứng minh các vấn đề nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 280 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:
Trả hồ sơ để điều tra bổ sung
1. Thẩm phán chủ tọa phiên tòa ra quyết định trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để điều tra bổ sung khi thuộc một trong các trường hợp:
a) Khi thiếu chứng cứ dùng để chứng minh một trong những vấn đề quy định tại Điều 85 của Bộ luật này mà không thể bổ sung tại phiên tòa được;
...
Dẫn chiếu đến quy định tại Điều 85 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thì khi thiếu chứng cứ chứng minh các vấn đề sau đây, Thẩm phán quyết định trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để điều tra bổ sung:
(1) Có hành vi phạm tội xảy ra hay không, thời gian, địa điểm và những tình tiết khác của hành vi phạm tội;
(2) Ai là người thực hiện hành vi phạm tội; có lỗi hay không có lỗi, do cố ý hay vô ý; có năng lực trách nhiệm hình sự hay không; mục đích, động cơ phạm tội;
(3) Những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo và đặc điểm về nhân thân của bị can, bị cáo;
(4) Tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra;
(5) Nguyên nhân và điều kiện phạm tội;
(6) Những tình tiết khác liên quan đến việc loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt.
Thẩm phán quyết định trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để điều tra bổ sung vụ án hình sự khi thiếu chứng cứ chứng minh các vấn đề nào? (hình từ inernet)
Thẩm phán phải ra quyết định trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để yêu cầu điều tra bổ sung trong thời hạn bao nhiêu ngày kể từ ngày thụ lý vụ án hình sự?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 277 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:
Thời hạn chuẩn bị xét xử
1. Trong thời hạn 30 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng, 45 ngày đối với tội phạm nghiêm trọng, 02 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng, 03 tháng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ ngày thụ lý vụ án, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa phải ra một trong các quyết định:
a) Đưa vụ án ra xét xử;
b) Trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung;
c) Tạm đình chỉ vụ án hoặc đình chỉ vụ án.
Đối với vụ án phức tạp, Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không quá 15 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng, không quá 30 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Việc gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử phải thông báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp.
2. Đối với vụ án được trả lại để yêu cầu điều tra bổ sung thì trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận lại hồ sơ, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa phải ra quyết định đưa vụ án ra xét xử. Trường hợp phục hồi vụ án thì thời hạn chuẩn bị xét xử theo thủ tục chung quy định tại Bộ luật này kể từ ngày Tòa án ra quyết định phục hồi vụ án.
...
Như vậy, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa phải ra quyết định trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để yêu cầu điều tra bổ sung trong thời hạn 30 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng, 45 ngày đối với tội phạm nghiêm trọng, 02 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng, 03 tháng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ ngày thụ lý vụ án.
Sau 15 ngày kể từ ngày nhận lại hồ sơ đã yêu cầu điều tra bổ sung, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa phải ra quyết định đưa vụ án ra xét xử.
Thời hạn điều tra bổ sung đối với vụ án do Tòa án trả lại để yêu cầu điều tra bổ sung là bao lâu?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 174 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:
Thời hạn phục hồi điều tra, điều tra bổ sung, điều tra lại
...
2. Trường hợp vụ án do Viện kiểm sát trả lại để yêu cầu điều tra bổ sung thì thời hạn điều tra bổ sung không quá 02 tháng; nếu do Tòa án trả lại để yêu cầu điều tra bổ sung thì thời hạn điều tra bổ sung không quá 01 tháng. Viện kiểm sát chỉ được trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung hai lần. Thẩm phán chủ tọa phiên tòa chỉ được trả hồ sơ để điều tra bổ sung một lần và Hội đồng xét xử chỉ được trả hồ sơ để điều tra bổ sung một lần.
Thời hạn điều tra bổ sung tính từ ngày Cơ quan điều tra nhận lại hồ sơ vụ án và yêu cầu điều tra bổ sung.
3. Trường hợp vụ án được trả lại để điều tra lại thì thời hạn điều tra và gia hạn điều tra thực hiện theo quy định tại Điều 172 của Bộ luật này.
Thời hạn điều tra được tính từ khi Cơ quan điều tra nhận hồ sơ và yêu cầu điều tra lại.
...
Như vậy, vụ án do Tòa án trả lại cho Viện kiểm sát để yêu cầu điều tra bổ sung thì thời hạn điều tra bổ sung không quá 01 tháng và chỉ được trả hồ sơ để điều tra bổ sung một lần.
Nguyễn Phạm Đài Trang
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Điều tra bổ sung có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Danh mục, nội dung gói dịch vụ y tế cơ bản do trạm y tế xã thực hiện do Bộ Y tế ban hành mới nhất?
- Công chức giữ chức vụ lãnh đạo của Bộ Tư pháp có 02 năm liên tiếp được xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ có bị cho thôi việc?
- Từ ngày 1/1/2025, quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện hoạt động theo nguyên tắc nào?
- Người làm chứng trong tố tụng dân sự là ai? Người làm chứng được từ chối khai báo lời khai không?
- Văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư dự án cải tạo nhà chung cư phải được công bố công khai ở đâu?