Viện kiểm sát có trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong giai đoạn truy tố nếu phát hiện việc điều tra không đúng thẩm quyền theo quy định của pháp luật không?
- Viện kiểm sát có trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong giai đoạn truy tố nếu phát hiện việc điều tra không đúng thẩm quyền theo quy định của pháp luật không?
- Quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung có cần ghi rõ lần trả hồ sơ thứ bao nhiêu không?
- Kết thúc điều tra bổ sung, Cơ quan điều tra phải có bản kết luận điều tra bổ sung ghi rõ những nội dung nào?
Viện kiểm sát có trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong giai đoạn truy tố nếu phát hiện việc điều tra không đúng thẩm quyền theo quy định của pháp luật không?
Theo khoản 1 Điều 245 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 có quy định:
Trả hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung
1. Viện kiểm sát ra quyết định trả hồ sơ vụ án, yêu cầu Cơ quan điều tra điều tra bổ sung khi thuộc một trong các trường hợp:
a) Còn thiếu chứng cứ để chứng minh một trong những vấn đề quy định tại Điều 85 của Bộ luật này mà Viện kiểm sát không thể tự mình bổ sung được;
b) Có căn cứ khởi tố bị can về một hay nhiều tội phạm khác;
c) Có người đồng phạm hoặc người phạm tội khác liên quan đến vụ án nhưng chưa được khởi tố bị can;
d) Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng.
...
Như vậy, viện kiểm sát sẽ ra quyết định trả hồ sơ vụ án, yêu cầu Cơ quan điều tra điều tra bổ sung khi phát hiện có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng.
Để hướng dẫn chi tiết cho nội dung trên, Điều 6 Thông tư liên tịch 02/2017/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BQP có quy định:
Phối hợp thực hiện trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong các trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều 245 và điểm d khoản 1 Điều 280 của Bộ luật Tố tụng hình sự
1. Khi có vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng thuộc một trong các trường hợp sau đây thì Viện kiểm sát, Tòa án trả hồ sơ để điều tra bổ sung:
...
n) Việc điều tra, truy tố không đúng thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
...
2. Viện kiểm sát, Tòa án không trả hồ sơ để điều tra bổ sung theo quy định tại khoản 1 Điều này khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, nhưng không xâm hại nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng;
b) Người bị buộc tội, người bị hại, người làm chứng là người dưới 18 tuổi nhưng khi thực hiện hoạt động điều tra, truy tố, xét xử thì họ đã đủ 18 tuổi.
Như vậy, việc điều tra, truy tố không đúng thẩm quyền theo quy định của pháp luật được xác định là có vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng. Và trong trường hợp này, Viện kiểm sát sẽ ra quyết định trả hồ sơ vụ án, yêu cầu Cơ quan điều tra điều tra bổ sung.
Lưu ý: Viện kiểm sát không trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong trường hợp có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, nhưng không xâm hại nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng.
Trả hồ sơ để điều tra bổ sung (Hình từ Internet)
Quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung có cần ghi rõ lần trả hồ sơ thứ bao nhiêu không?
Quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung có cần ghi rõ lần trả hồ sơ thứ bao nhiêu không, thì theo khoản 2 Điều 245 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 như sau:
Trả hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung
...
2. Quyết định trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung phải ghi rõ vấn đề cần điều tra bổ sung quy định tại khoản 1 Điều này và các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 132 của Bộ luật này.
...
Và khoản 2 Điều 9 Thông tư liên tịch 02/2017/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BQP có quy định:
Quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung
1. Việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung phải ra quyết định bằng văn bản và do người có thẩm quyền ký theo quy định tại các điều 41, 44 và 45 của Bộ luật Tố tụng hình sự.
2. Trong quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung phải ghi số, ngày, tháng, năm và lần trả hồ sơ (thứ nhất hoặc thứ hai). Trong phần nội dung phải ghi cụ thể những vấn đề cần phải điều tra bổ sung, những vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng cần được khắc phục và những căn cứ pháp luật được áp dụng.
3. Trường hợp phải tiếp tục trả hồ sơ để điều tra bổ sung thì trong quyết định nêu rõ những vấn đề yêu cầu điều tra bổ sung lần trước chưa được điều tra bổ sung hoặc đã điều tra bổ sung nhưng chưa đạt yêu cầu hoặc từ kết quả điều tra bổ sung làm phát sinh vấn đề mới cần điều tra.
4. Trường hợp Tòa án quyết định trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để truy tố lại theo quy định tại khoản 3 Điều 298 của Bộ luật Tố tụng hình sự thì trong quyết định trả hồ sơ phải nêu rõ tội danh nặng hơn mà Tòa án đề nghị Viện kiểm sát truy tố lại.
Theo đó, quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung phải ghi rõ vấn đề cần điều tra bổ sung, lần trả hồ sơ (thứ nhất hoặc thứ hai) và các nội dung sau:
- Số, ngày, tháng, năm, địa điểm ban hành văn bản tố tụng;
- Căn cứ ban hành văn bản tố tụng;
- Nội dung của văn bản tố tụng;
- Họ tên, chức vụ, chữ ký của người ban hành văn bản tố tụng và đóng dấu.
Như vậy, quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung cần ghi rõ lần trả hồ sơ thứ bao nhiêu cụ thể lần trả hồ sơ thứ nhất hoặc thứ hai.
Kết thúc điều tra bổ sung, Cơ quan điều tra phải có bản kết luận điều tra bổ sung ghi rõ những nội dung nào?
Kết thúc điều tra bổ sung, Cơ quan điều tra phải có bản kết luận điều tra bổ sung ghi rõ những nội dung được quy định tại khoản 3 Điều 245 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 như sau:
Trả hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung
...
3. Cơ quan điều tra có trách nhiệm thực hiện đầy đủ yêu cầu nêu trong quyết định trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung của Viện kiểm sát; trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan mà không thực hiện được thì phải nêu rõ lý do bằng văn bản.
Kết thúc điều tra bổ sung, Cơ quan điều tra phải có bản kết luận điều tra bổ sung. Bản kết luận điều tra bổ sung phải ghi rõ kết quả điều tra bổ sung, quan điểm giải quyết vụ án. Nếu kết quả điều tra bổ sung làm thay đổi cơ bản kết luận điều tra trước đó thì Cơ quan điều tra phải ra bản kết luận điều tra mới thay thế.
Việc chuyển hồ sơ vụ án kèm theo kết luận điều tra bổ sung cho Viện kiểm sát; việc giao, nhận, gửi thông báo kết quả điều tra bổ sung được thực hiện theo quy định tại Điều 232 và Điều 238 của Bộ luật này.
Theo đó, kết thúc điều tra bổ sung, Cơ quan điều tra phải có bản kết luận điều tra bổ sung ghi rõ kết quả điều tra bổ sung, quan điểm giải quyết vụ án. Nếu kết quả điều tra bổ sung làm thay đổi cơ bản kết luận điều tra trước đó thì Cơ quan điều tra phải ra bản kết luận điều tra mới thay thế.
Tải về Mẫu bản kết luận Điều tra bổ sung vụ án hình sự.
Nguyễn Nhật Vy
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Điều tra bổ sung có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Từ ngày 1/1/2025, quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện hoạt động theo nguyên tắc nào?
- Người làm chứng trong tố tụng dân sự là ai? Người làm chứng được từ chối khai báo lời khai không?
- Văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư dự án cải tạo nhà chung cư phải được công bố công khai ở đâu?
- Có phải đăng ký biến động đất đai khi góp vốn bằng quyền sử dụng đất? Nếu có thì đăng ký biến động đất đai ở đâu?
- Quy trình chuyển đổi vàng miếng khác thành vàng miếng SJC của doanh nghiệp mua bán vàng miếng như thế nào?