Thành viên Ban Thanh tra nhân dân của cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam phải là người đang công tác tại cơ quan đúng không?
Thành viên Ban Thanh tra nhân dân của cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam phải là người đang công tác tại cơ quan đúng không?
Theo căn cứ tại điểm a khoản 1 Điều 19 Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1979/QĐ-BHXH năm 2023 quy định như sau:
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân
1. Tổ chức của Ban Thanh tra nhân dân
a) Ban Thanh tra nhân dân do hội nghị công chức, viên chức, người lao động bầu, gồm từ 03 đến 09 thành viên, là người đang công tác trong cơ quan, có phẩm chất đạo đức tốt, có uy tín trong cơ quan, có đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ, có hiểu biết về chính sách, pháp luật và tự nguyện tham gia Ban Thanh tra nhân dân (không đồng thời là người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu và kế toán trưởng của cơ quan) theo đề nghị của Ban Chấp hành Công đoàn cơ quan.
Chậm nhất sau 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc hội nghị công chức, viên chức, người lao động bầu thành viên Ban Thanh tra nhân dân, Ban Chấp hành Công đoàn công nhận kết quả bầu thành viên Ban Thanh tra nhân dân.
b) Nhiệm kỳ của Ban Thanh tra nhân dân là 02 năm. Trong nhiệm kỳ, nếu khuyết thành viên hoặc thành viên Ban Thanh tra nhân dân không hoàn thành nhiệm vụ, không còn được tín nhiệm hoặc xin thôi làm nhiệm vụ thì Ban Chấp hành Công đoàn cơ quan đề nghị hội nghị công chức, viên chức, người lao động quyết định cho thôi làm nhiệm vụ và bầu người khác thay thế.
c) Ban Thanh tra nhân dân gồm Trưởng ban, Phó Trưởng ban và các Ủy viên. Trưởng ban chịu trách nhiệm chung về hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân; Phó Trưởng ban có trách nhiệm giúp Trưởng ban thực hiện nhiệm vụ; các thành viên khác thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng ban.
2. Nguyên tắc hoạt động
a) Tuân thủ theo quy định của pháp luật; thực hiện đúng nhiệm vụ, quyền hạn được giao; bảo đảm khách quan, công khai, minh bạch; mọi ý kiến, phản ánh của công chức, viên chức, người lao động được phản ánh trung thực đến người có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.
b) Không được lợi dụng nhiệm vụ, quyền hạn để kích động, dụ dỗ, lôi kéo công chức, viên chức, người lao động để thực hiện các hành vi trái pháp luật.
c) Làm việc theo chế độ tập thể và quyết định theo đa số.
Như vậy, Ban Thanh tra nhân dân do hội nghị công chức, viên chức, người lao động bầu và phải là người đang công tác trong cơ quan.
Thành viên Ban Thanh tra nhân dân của cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam phải là người đang công tác tại cơ quan đúng không? (hình từ internet)
Ban Thanh tra nhân dân do cơ quan nào trực tiếp chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động?
Theo khoản 1 Điều 21 Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1979/QĐ-BHXH năm 2023 quy định như sau:
Hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân
1. Ban Thanh tra nhân dân do Ban Chấp hành Công đoàn cơ quan trực tiếp chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động. Căn cứ vào nghị quyết hội nghị công chức, viên chức, người lao động và sự chỉ đạo, hướng dẫn của Ban Chấp hành Công đoàn cơ quan, Ban Thanh tra nhân dân xây dựng chương trình công tác để thực hiện các nhiệm vụ được quy định tại Điều 20 của Quy chế này theo từng quý, 06 tháng và hằng năm.
Chương trình công tác gồm các nội dung cơ bản: mục đích, yêu cầu, nội dung, thời gian, kinh phí, tổ chức thực hiện và các điều kiện bảo đảm khác. Chương trình công tác có thể được điều chỉnh, bổ sung phù hợp với yêu cầu, tình hình thực tế hoặc khi có vấn đề phát sinh đột xuất.
2. Ban Thanh tra nhân dân xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát cụ thể báo cáo Ban Chấp hành Công đoàn cơ quan và thông báo đến đối tượng kiểm tra, giám sát khác (nếu có) chậm nhất 05 ngày làm việc trước khi tiến hành hoạt động kiểm tra, giám sát.
...
Như vậy, Ban Thanh tra nhân dân do Ban Chấp hành Công đoàn cơ quan trực tiếp chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động.
Phương thức hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân được quy định như thế nào?
Theo khoản 3 Điều 21 Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1979/QĐ-BHXH năm 2023 quy định về phương thức hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân như sau:
- Tiếp nhận thông tin do công chức, viên chức, người lao động phản ánh trực tiếp, qua hòm thư góp ý hoặc qua nghiên cứu văn bản tài liệu liên quan đến nội dung kiểm tra, giám sát do lãnh đạo cơ quan cung cấp. Làm việc với đơn vị, cá nhân liên quan đến kiến nghị, phản ánh để đánh giá tính xác thực của nội dung phản ánh, kiến nghị.
Ban Thanh tra nhân dân tổng hợp, phân tích, đối chiếu với các quy định pháp luật, quy định, quy chế làm việc của cơ quan để đánh giá, đề xuất, kiến nghị với Tổng Giám đốc xem xét giải quyết theo quy định của pháp luật hoặc thông qua Ban Chấp hành Công đoàn cơ quan.
- Kết quả kiểm tra, giám sát, xác minh được lập thành văn bản và gửi đến cơ quan, đơn vị, cá nhân có phản ánh, kiến nghị. Trường hợp phát hiện người có hành vi vi phạm pháp luật thì kiến nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét, xử lý theo quy định.
Nguyễn Phạm Đài Trang
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Ban Thanh tra nhân dân có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người nộp thuế lưu ý điều gì khi kê khai thuế? Cơ quan thuế có quyền yêu cầu người nộp thuế giải thích việc khai thuế?
- Ngày giao dịch đầu tiên của trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội được xác định thế nào?
- Hệ thống thanh toán giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là gì? Giao dịch trái phiếu được thanh toán qua hệ thống theo phương thức nào?
- Thông tư 37/2024 quy định tiêu chí giám sát, nghiệm thu kết quả bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa theo chất lượng thực hiện thế nào?
- Hướng dẫn dự thi cuộc thi Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024?