Thế chấp một phần tài sản hình thành từ nguồn vốn Chính phủ bảo lãnh được thực hiện theo trình tự thủ tục như thế nào?
- Doanh nghiệp được cấp bảo lãnh Chính phủ phải đáp ứng đầy đủ điều kiện nào?
- Thế chấp một phần tài sản hình thành từ nguồn vốn được Chính phủ bảo lãnh có phải xin ý kiến của Bộ Tài chính không?
- Trình tự thực hiện thủ tục thế chấp một phần tài sản hình thành từ nguồn vốn được Chính phủ bảo lãnh cho bên thứ ba như thế nào?
Doanh nghiệp được cấp bảo lãnh Chính phủ phải đáp ứng đầy đủ điều kiện nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 43 Luật Quản lý nợ công 2017 về điều kiện cấp bảo lãnh Chính phủ như sau:
Điều kiện cấp bảo lãnh Chính phủ
1. Doanh nghiệp được cấp bảo lãnh Chính phủ phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
a) Có tư cách pháp nhân, được thành lập hợp pháp tại Việt Nam và có thời gian hoạt động ít nhất 03 năm;
b) Không bị lỗ trong 03 năm liền kề gần nhất theo báo cáo kiểm toán, trừ các khoản lỗ do thực hiện chính sách của Nhà nước được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
c) Không có nợ quá hạn tại thời điểm đề nghị cấp bảo lãnh;
d) Bảo đảm hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu không vượt quá 03 lần theo báo cáo tài chính đã được kiểm toán năm gần nhất so với thời điểm thẩm định cấp bảo lãnh Chính phủ;
đ) Khoản bảo lãnh nằm trong hạn mức bảo lãnh hằng năm đã được Chính phủ phê duyệt;
e) Đã hoàn thành thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư và quy định khác của pháp luật có liên quan;
g) Có phương án tài chính được Bộ Tài chính thẩm định và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
h) Có tỷ lệ vốn chủ sở hữu tham gia dự án tối thiểu 20% tổng mức đầu tư của dự án. Vốn chủ sở hữu phải được bố trí theo tiến độ thực hiện dự án.
Như vậy, doanh nghiệp được cấp bảo lãnh Chính phủ phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
- Có tư cách pháp nhân, được thành lập hợp pháp tại Việt Nam và có thời gian hoạt động ít nhất 03 năm;
- Không bị lỗ trong 03 năm liền kề gần nhất theo báo cáo kiểm toán, trừ các khoản lỗ do thực hiện chính sách của Nhà nước được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
- Không có nợ quá hạn tại thời điểm đề nghị cấp bảo lãnh;
- Bảo đảm hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu không vượt quá 03 lần theo báo cáo tài chính đã được kiểm toán năm gần nhất so với thời điểm thẩm định cấp bảo lãnh Chính phủ;
- Khoản bảo lãnh nằm trong hạn mức bảo lãnh hằng năm đã được Chính phủ phê duyệt;
- Đã hoàn thành thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư và quy định khác của pháp luật có liên quan;
- Có phương án tài chính được Bộ Tài chính thẩm định và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
- Có tỷ lệ vốn chủ sở hữu tham gia dự án tối thiểu 20% tổng mức đầu tư của dự án. Vốn chủ sở hữu phải được bố trí theo tiến độ thực hiện dự án.
Thế chấp một phần tài sản hình thành từ nguồn vốn Chính phủ bảo lãnh được thực hiện theo trình tự thủ tục như thế nào?
Thế chấp một phần tài sản hình thành từ nguồn vốn được Chính phủ bảo lãnh có phải xin ý kiến của Bộ Tài chính không?
Căn cứ tại khoản 5 Điều 31 Nghị định 91/2018/NĐ-CP như sau:
Quản lý việc thế chấp tài sản
...
5. Trường hợp Đối tượng được bảo lãnh có nhu cầu thế chấp một phần tài sản hình thành từ nguồn vốn được Chính phủ bảo lãnh và các nguồn vốn khác, theo tỷ trọng vốn hình thành nên tài sản đó cho bên thứ ba:
a) Chỉ được thế chấp phần giá trị vượt quá dư nợ khoản vay được Chính phủ bảo lãnh, đồng thời vẫn đảm bảo thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ;
b) Có văn bản đề nghị gửi xin ý kiến của Bộ Tài chính trước khi thực hiện, nêu rõ lý do, giá trị tài sản thế chấp cho bên thứ ba và các nội dung khác có liên quan. Bộ Tài chính có văn bản trả lời trong vòng 15 ngày làm việc;
c) Các bên có liên quan tới tài sản đồng thế chấp thực hiện nghiệp vụ đăng ký biện pháp bảo đảm đối với tài sản thế chấp theo quy định của pháp luật.
Như vậy, trường hợp đối tượng được bảo lãnh có nhu cầu thế chấp một phần tài sản hình thành từ nguồn vốn được Chính phủ bảo lãnh và các nguồn vốn khác, theo tỷ trọng vốn hình thành nên tài sản đó cho bên thứ ba thì phải có văn bản đề nghị gửi xin ý kiến của Bộ Tài chính trước khi thực hiện, nêu rõ lý do, giá trị tài sản thế chấp cho bên thứ ba và các nội dung khác có liên quan.
Bộ Tài chính có văn bản trả lời trong vòng 15 ngày làm việc
Trình tự thực hiện thủ tục thế chấp một phần tài sản hình thành từ nguồn vốn được Chính phủ bảo lãnh cho bên thứ ba như thế nào?
Căn cứ tại tiểu mục 7 Mục I Phần II Quyết định 1734/QĐ-BTC năm 2018 về trình tự thực hiện thủ tục thế chấp một phần tài sản hình thành từ nguồn vốn được Chính phủ bảo lãnh cho bên thứ ba như sau:
Bước 1: Đối tượng được bảo lãnh có văn bản đề nghị gửi xin ý kiến của Bộ Tài chính trước khi thực hiện, nêu rõ lý do, giá trị tài sản thế chấp cho bên thứ ba và các nội dung khác có liên quan theo quy định tại khoản 5 Điều 31 Nghị định 91/2018/NĐ-CP.
Đối tượng được bảo lãnh chuẩn bị 02 bản văn bản đề nghị. Bộ Tài chính giữ 01 bản, đối tượng được bảo lãnh giữ 01 bản.
Bước 2: Bộ Tài chính xem xét và có văn bản trả lời trong vòng mười lăm (15) ngày làm việc.
Bước 3: Các bên có liên quan tới tài sản đồng thế chấp điều chỉnh Hợp đồng thế chấp tài sản và thực hiện đăng ký biện pháp bảo đảm đối với tài sản thế chấp sau khi điều chỉnh theo quy định của pháp luật.
Lưu ý: Giá trị tài sản thế chấp phải vượt quá dư nợ khoản vay được Chính phủ bảo lãnh, đồng thời vẫn đảm bảo thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ.
Xem toàn bộ Quyết định 1734/QĐ-BTC năm 2018 tại đây: đây
Nguyễn Trần Hoàng Quyên
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Thế chấp tài sản có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 03 lưu ý quan trọng khi đánh giá xếp loại đảng viên cuối năm? Điều kiện cơ bản để được đánh giá xếp loại?
- Hóa đơn bán hàng là gì? Trường hợp nào được cấp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo từng lần phát sinh là hóa đơn bán hàng?
- Giáo dục mầm non là gì? Nội dung giáo dục mầm non phải bảo đảm yêu cầu gì theo quy định pháp luật?
- Kho bảo thuế được thành lập trong khu vực nào? Kho bảo thuế có phải là địa điểm kiểm tra thực tế hàng hóa không?
- Không sử dụng đất trồng cây lâu năm liên tục trong 18 tháng bị phạt bao nhiêu tiền? Bị thu hồi đất trong trường hợp nào?