Thời gian thực tập là gì? Tham khảo mẫu đơn xin thực tập tại Ngân hàng? Tải về file word mẫu đơn?

Thời gian thực tập là gì? Tham khảo mẫu đơn xin thực tập tại Ngân hàng? Tải về file word mẫu đơn? Thời gian thực tập có thể thay thế cho thời gian thử việc hay không? Thời giờ làm việc bình thường của người lao động là bao nhiêu tiếng?

Thời gian thực tập là gì? Tham khảo mẫu đơn xin thực tập tại Ngân hàng? Tải về file word mẫu đơn?

>> Tải về Mẫu đơn xin thực tập tại ngân hàng

Thực tập là một phần quan trọng trong quá trình đào tạo đại học và cao đẳng hiện nay. Thời gian thực tập là cơ hội quý giá để sinh viên áp dụng kiến thức lý thuyết vào thực tiễn, đồng thời tích lũy kỹ năng và kinh nghiệm làm việc. Thời gian thực tập thường kéo dài từ 1-3 tháng, tùy thuộc vào yêu cầu của từng trường.

Trong quá trình thực tập, sinh viên được tiếp xúc với môi trường làm việc thực tế, học cách xử lý công việc, làm việc nhóm, báo cáo và thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch. Đây cũng là cơ hội để sinh viên xây dựng các mối quan hệ công sở, rèn luyện kỹ năng giao tiếp và ứng xử nơi công sở. Sinh viên được khuyến khích chủ động quan sát, ghi chép và học hỏi từ đồng nghiệp có kinh nghiệm.

Đối với các trường bắt buộc thực tập, sinh viên cần hoàn thành báo cáo thực tập và có nhận xét từ đơn vị thực tập để hoàn tất khóa luận tốt nghiệp. Trong khi đó, sinh viên từ các trường không bắt buộc thực tập có thể tự nguyện tham gia các chương trình thực tập với thời gian linh hoạt, phụ thuộc vào thỏa thuận với đơn vị tiếp nhận.

Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo

Xem thêm mẫu đơn thực tập khác:

Tải về Mẫu Đơn xin thực tập chung nhất

Tải về Mẫu Đơn xin thực tập ngành Luật

Tải về Mẫu Đơn xin thực tập tại khách sạn

Thời gian thực tập là gì? Tham khảo mẫu đơn xin thực tập tại Ngân hàng? Tải về file word mẫu đơn?

Thời gian thực tập là gì? Tham khảo mẫu đơn xin thực tập tại Ngân hàng? Tải về file word mẫu đơn? (Hình từ Internet)

Thời gian thực tập có thể thay thế cho thời gian thử việc hay không?

Thử việc được quy định tại Điều 24 Bộ Luật Lao động 2019 như sau:

Thử việc
1. Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận về thử việc bằng việc giao kết hợp đồng thử việc.
2. Nội dung chủ yếu của hợp đồng thử việc gồm thời gian thử việc và nội dung quy định tại các điểm a, b, c, đ, g và h khoản 1 Điều 21 của Bộ luật này.
3. Không áp dụng thử việc đối với người lao động giao kết hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng.

Theo đó, người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận về thử việc bằng việc giao kết hợp đồng thử việc.

Theo quy định trên, sau thời gian thực tập hiệu quả, người lao động có thể thương lượng với công ty để ký hợp đồng lao động chính thức mà không cần thử việc.

Tuy nhiên, nếu công ty vẫn yêu cầu giai đoạn thử việc, điều này vẫn phù hợp với luật lao động hiện hành.

Như vậy, tùy vào thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động thì thời gian thực tập có thể thay thế cho thời gian thử việc.

Thời giờ làm việc bình thường của người lao động là bao nhiêu tiếng?

Thời giờ làm việc bình thường của người lao động được quy định tại Điều 105 Bộ luật Lao động 2019 cụ thể như sau:

Thời giờ làm việc bình thường
1. Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.
2. Người sử dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần nhưng phải thông báo cho người lao động biết; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.
Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ đối với người lao động.
3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm giới hạn thời gian làm việc tiếp xúc với yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại đúng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và pháp luật có liên quan.

Ngoài ra, nghỉ hằng tuần được quy định tại Điều 111 Bộ luật Lao động 2019 như sau:

Nghỉ hằng tuần
1. Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.
2. Người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào ngày Chủ nhật hoặc ngày xác định khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao động.
3. Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết quy định tại khoản 1 Điều 112 của Bộ luật này thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.

Theo đó, thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.

Bên cạnh đó, mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.

Người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào ngày Chủ nhật hoặc ngày xác định khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao động.

Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết quy định tại khoản 1 Điều 112 của Bộ luật này thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.

Lưu ý:

- Người sử dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần nhưng phải thông báo cho người lao động biết; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.

- Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ đối với người lao động.

- Người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm giới hạn thời gian làm việc tiếp xúc với yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại đúng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và pháp luật có liên quan.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Mẫu đơn xin thực tập

Phạm Thị Hồng

Mẫu đơn xin thực tập
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Mẫu đơn xin thực tập có thể đặt câu hỏi tại đây.

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào