Thời hạn cho người chấp hành xong án phạt tù vay vốn để đào tạo nghề có bao gồm thời hạn phát tiền vay và thời hạn trả nợ không?
- Thời hạn cho vay vốn để đào tạo nghề đối với người chấp hành xong án phạt tù có bao gồm thời hạn phát tiền vay và thời hạn trả nợ không?
- Người chấp hành xong án phạt tù vay vốn đào tạo nghề có phải thực hiện bảo đảm tiền vay hay không?
- Bộ Công an có trách nhiệm gì trong tổ chức thực hiện chính sách tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù?
Thời hạn cho vay vốn để đào tạo nghề đối với người chấp hành xong án phạt tù có bao gồm thời hạn phát tiền vay và thời hạn trả nợ không?
Thời hạn cho vay đối với cho vay để đào tạo nghề được quy định tại khoản 1 Điều 8 Quyết định 22/2023/QĐ-TTg năm 2023 như sau:
Thời hạn cho vay
1. Đối với vay vốn để đào tạo nghề
a) Thời hạn cho vay là khoảng thời gian được tính từ ngày người chấp hành xong án phạt tù bắt đầu nhận vốn vay cho đến ngày trả hết nợ (gốc và lãi). Thời hạn cho vay bao gồm thời hạn phát tiền vay và thời hạn trả nợ;
b) Thời hạn phát tiền vay là khoảng thời gian tính từ ngày người chấp hành xong án phạt tù nhận món vay đầu tiên cho đến ngày kết thúc khoá học, kể cả thời gian người chấp hành xong án phạt tù được các cơ sở đào tạo nghề cho phép nghỉ học có thời hạn và được bảo lưu kết quả học tập (nếu có);
c) Thời hạn trả nợ được chia thành các kỳ hạn trả nợ do Ngân hàng Chính sách xã hội quy định, như sau:
Đối với các chương trình đào tạo có thời gian đào tạo không quá một năm, thời hạn trả nợ tối đa bằng 02 lần thời hạn phát tiền vay.
Đối với các chương trình đào tạo khác, thời hạn trả nợ tối đa bằng thời hạn phát tiền vay.
2. Đối với vay vốn để sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm
Thời hạn cho vay tối đa 120 tháng. Thời hạn cho vay cụ thể do Ngân hàng Chính sách xã hội xem xét, quyết định trên cơ sở căn cứ vào nguồn vốn, chu kỳ sản xuất, kinh doanh, khả năng trả nợ của khách hàng vay vốn để thỏa thuận với khách hàng vay vốn.
Như vậy, theo quy định nêu trên, thời hạn cho vay đào tạo nghề đối với người chấp hành xong án phạt tù là khoảng thời gian được tính từ ngày người chấp hành xong án phạt tù bắt đầu nhận vốn vay cho đến ngày trả hết nợ (gốc và lãi).
Theo đó, thời hạn cho vay vốn để đào tạo nghề có bao gồm thời hạn phát tiền vay và thời hạn trả nợ.
Thời hạn cho vay vốn để đào tạo nghề đối với người chấp hành xong án phạt tù có bao gồm thời hạn phát tiền vay và thời hạn trả nợ không? (Hình từ Internet).
Người chấp hành xong án phạt tù vay vốn đào tạo nghề có phải thực hiện bảo đảm tiền vay hay không?
Theo Điều 10 Quyết định 22/2023/QĐ-TTg năm 2023 có quy định về bảo đảm tiền vay như sau:
Bảo đảm tiền vay
1. Người chấp hành xong án phạt tù vay vốn đào tạo nghề và vay vốn để sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm không phải thực hiện bảo đảm tiền vay.
2. Cơ sở sản xuất kinh doanh sử dụng lao động là người chấp hành xong án phạt tù vay vốn trên 100 triệu đồng phải thực hiện bảo đảm tiền vay theo quy định của pháp luật và Ngân hàng Chính sách xã hội về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ vay vốn.
Như vậy, theo quy định nêu trên, người chấp hành xong án phạt tù vay vốn đào tạo nghề không phải thực hiện bảo đảm tiền vay.
Bên cạnh đó, cơ sở sản xuất kinh doanh sử dụng lao động là người chấp hành xong án phạt tù vay vốn trên 100 triệu đồng phải thực hiện bảo đảm tiền vay theo quy định của pháp luật và Ngân hàng Chính sách xã hội về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ vay vốn.
Bộ Công an có trách nhiệm gì trong tổ chức thực hiện chính sách tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 14 Quyết định 22/2023/QĐ-TTg năm 2023 có quy định về tổ chức thực hiện như sau:
Theo đó, trách nhiệm của Bộ Công an trong tổ chức thực hiện chính sách tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù là:
- Chỉ đạo các cơ sở giam giữ phạm nhân tổ chức việc tuyên truyền, phổ biến chính sách tại Quyết định này;
- Chỉ đạo Công an các địa phương phối hợp với các sở, ban, ngành và các cơ quan liên quan tại địa phương tham mưu Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện bố trí nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội để cho vay đối với người chấp hành xong án phạt tù. Phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng Chính sách xã hội trong quá trình giám sát vốn vay và thu hồi nợ;
- Chỉ đạo Công an cấp xã định kỳ vào ngày 05 hằng tháng lập và cung cấp danh sách người chấp hành xong án phạt tù có nhu cầu và đủ điều kiện vay vốn (theo Mẫu số 01 kèm theo Quyết định này) chuyển cho Ngân hàng Chính sách xã hội làm căn cứ cho vay;
- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan liên quan và Ngân hàng Chính sách xã hội trong việc tổ chức, thực hiện Quyết định này; đề xuất xử lý các vấn đề phát sinh, vướng mắc trong quá trình thực hiện và sửa đổi, bổ sung Quyết định này (nếu thấy cần thiết).
Phạm Thị Thục Quyên
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Người chấp hành xong án phạt tù có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phổ cập giáo dục là gì? Nhà nước thực hiện phổ cập giáo dục cho cấp học nào? Ai thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục?
- 03 cấp đào tạo lý luận chính trị theo quy định? Trung tâm chính trị cấp huyện đào tạo cấp lý luận chính trị nào?
- Mẫu Đơn đề nghị tách hội mới nhất? Hướng dẫn lập đơn đề nghị tách hội? Tải về mẫu đơn đề nghị tách hội ở đâu?
- Tốc độ tối đa, tốc độ tối thiểu cho phép đối với các loại xe cơ giới, xe máy chuyên dùng trên đường cao tốc theo Thông tư 38/2024 thế nào?
- Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai có tư cách pháp nhân không? Nguồn thu hoạt động sự nghiệp của Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai?