Bộ Y tế xem xét công bố hết dịch Covid-19 tại Việt Nam theo thông báo mới của Văn phòng Chính phủ?
Bộ Y tế xem xét công bố hết dịch Covid-19 tại Việt Nam?
Ngày 19 tháng 6 năm 2023, Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo 231/TB-VPCP năm 2023 về kết luận của ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 tại phiên họp thứ 20 của ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19
Tại tiểu mục c Mục 5 Thông báo 231/TB-VPCP năm 2023 có nêu rõ nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới cho Bộ Y tế như sau:
- Tiến hành điều chỉnh bệnh COVID-19 từ nhóm A sang nhóm B theo thẩm quyền;
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp xem xét, công bố hết dịch theo quy định của pháp luật;
- Hướng dẫn các bộ ngành, địa phương rà soát, chủ động thực hiện hoặc đề xuất các cấp có thẩm quyền sửa đổi, bãi bỏ các quy định liên quan đến phòng, chống dịch;
- Hoàn thiện Kế hoạch kiểm soát, quản lý bền vững đối với dịch COVID-19 giai đoạn 2023-2025, trong đó lưu ý việc chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện cần thiết để ứng phó với các đại dịch có thể xảy ra và dịch COVID-19 có thể quay lại;
- Nghiên cứu, triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 phù hợp tình hình và tiêm vắc xin phòng COVID-19 hằng năm trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia, trường hợp vượt thẩm quyền, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét.
Theo đó, Bộ Y tế sẽ chủ trì, phối hợp với Bộ Tư Pháp để xem xét, công bố hết dịch
Đồng thời chuyển bệnh COVID-19 từ nhóm A sang nhóm B theo thẩm quyền.
Bộ Y tế xem xét công bố hết dịch Covid-19 tại Việt Nam theo thông báo mới của Văn phòng Chính phủ?
Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm khác trong thời gian tới ra sao?
Tại Mục 5 Thông báo 231/TB-VPCP năm 2023 có nêu rõ nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới do ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 chỉ đạo như sau:
- Ban Chỉ đạo Quốc gia thống nhất với đề xuất của Bộ Y tế về việc điều chỉnh bệnh COVID-19 từ nhóm A sang nhóm B.
- Các bộ, ngành, địa phương:
+ Thực hiện việc tổng kết, đánh giá công tác phòng, chống dịch trong ngành, lĩnh vực và trên địa bàn, gửi kết quả về Bộ Y tế trong tháng 6/2023 để tổng hợp, xây dựng báo cáo của Ban chỉ đạo Quốc gia, trình Thủ tướng Chính phủ để xem xét, quyết định và báo cáo cấp có thẩm quyền;
+ Tiếp tục nghiên cứu 7 khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) để vận dụng phù hợp với tình hình dịch bệnh tại Việt Nam;
+ Xây dựng kế hoạch phòng, chống COVID-19 phù hợp tình hình mới, nhất là tăng cường y tế cơ sở, y tế dự phòng và huy động, sử dụng nguồn lực;
+ Tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, khắc phục hậu quả dịch bệnh có thể còn kéo dài, ổn định đời sống nhân dân, nhất là đối với những người chịu hậu quả, tác động của đại dịch, đặc biệt là trẻ em mồ côi;
+ Tiếp tục hoàn thành xử lý các vấn đề tồn đọng liên quan công tác phòng, chống dịch thời gian qua;
+ Tôn vinh, khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích trong phòng, chống dịch; giải quyết kịp thời chế độ, chính sách với những người tham gia phòng, chống dịch theo các kết luận, chỉ đạo của Trung ương, Quốc hội, Chính phủ; đồng thời phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, xử lý nghiêm những hành vi sai phạm, trục lợi;
+ Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, nâng cao cảnh giác, làm rõ vấn đề khác nhau giữa dịch bệnh nhóm A và nhóm B để có biện pháp phù hợp;
+ Xử lý các chính sách theo thẩm quyền khi chuyển trạng thái từ dịch bệnh nhóm A sang nhóm B.
- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tiếp tục thực hiện hiệu quả công tác bảo đảm an sinh xã hội, nhất là đối với những người bị ảnh hưởng bởi đại dịch.
- Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thực hiện việc rà soát tình hình dịch bệnh, công bố hết dịch trên địa bàn theo thẩm quyền trên cơ sở hướng dẫn của Bộ Y tế và quy định của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
SARS-CoV-2 lây qua các đường lây truyền nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Hướng dẫn phòng và kiểm soát lây nhiễm COVID-19 trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ban hành kèm theo Quyết định 2609/QĐ-BYT năm 2023 có nêu rõ như sau:
Đường lây truyền SARS-CoV-2
Các bằng chứng hiện tại cho thấy vi rút lây truyền qua 3 đường sau:
2.1. Lây truyền qua giọt bắn: Vi rút thường lây lan từ các tiểu phần dịch phát tán ra từ miệng hoặc mũi của người bị bệnh khi họ ho, hắt hơi, nói, hát hoặc thở. Sau đó, một người khác có thể bị nhiễm vi rút khi các tiểu phần dịch ô nhiễm văng bắn trực tiếp tới mắt, mũi, hoặc miệng trong các tình huống có tiếp xúc ở khoảng cách gần.
2.2. Lây truyền qua tiếp xúc: Lây nhiễm có thể xảy ra khi tay ô nhiễm do tiếp xúc với các dịch tiết, bề mặt ô nhiễm vi rút sau đó động chạm vào các vị trí nhạy cảm (mắt, mũi, miệng).
2.3. Lây truyền qua không khí: Vi rút có thể lây lan từ các tiểu phần dịch hô hấp nhỏ (hạt khí dung) phát tán ra từ miệng hoặc mũi của người bị bệnh khi họ ho, hắt hơi, nói, hát hoặc thở. Sau đó, một người khác có thể bị nhiễm vi rút khi hít phải hạt khí dung chứa SARS-CoV-2 khí ở khoảng cách gần. Vi rút cũng có thể lây lan ở những nơi thông khí kém hoặc ở nơi đông người, nơi có thực hiện các thủ thuật chăm sóc đường thở có tạo khí dung... do các giọt khí dung mang vi rút lơ lửng trong không khí và có thể phát tán trong phạm vi rộng hay còn gọi là lây truyền qua không khí trong phạm vi rộng.
Theo như hướng dẫn trên thì SARS-CoV-2 lây qua các đường lây truyền bao gồm:
- Lây truyền qua giọt bắn
- Lây truyền qua tiếp xúc
- Lây truyền qua không khí
Nguyễn Hạnh Phương Trâm
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Covid-19 có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 12 là ngày gì? Quốc tế Người khuyết tật ngày mấy? Ngày 3 tháng 12 có phải ngày lễ lớn không?
- Hồ sơ hải quan có được xem là hồ sơ thuế? Kiểm tra thuế tại trụ sở của cơ quan quản lý thuế đối với các hồ sơ thuế như thế nào?
- Chuyển vượt tuyến là gì? Chuyển lên tuyến trên nữa nếu tuyến trên liền kề không có dịch vụ kỹ thuật phù hợp thì có bị xem là chuyển vượt tuyến?
- Hoạt động của ban nữ công công đoàn trong công tác cán bộ nữ gồm những gì? Ban nữ công công đoàn họp mấy tháng một lần?
- Giao thừa năm 2025 rơi vào ngày nào? Lời chúc đêm giao thừa 2025 hay, ý nghĩa cho tất cả mọi người?