Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu sẽ được nộp sao bản scan giấy tờ thay vì nộp bản chính khi thông quan hàng hóa?
Quan điểm của Chính phủ về việc hỗ trợ doanh nghiệp trong bối cảnh Covid-19?
Theo Nghị quyết 105/NQ-CP năm 2021 thì Chính phủ có quan điểm như sau về việc hỗ trợ doanh nghiệp:
- Nêu cao tinh thần tự lực, tự cường; huy động sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh và người dân; mở rộng hợp tác quốc tế, đẩy mạnh ngoại giao vắc xin, thuốc chữa bệnh để có vắc xin, thuốc chữa bệnh sớm nhất, nhiều nhất có thể; quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt vì mục tiêu cao nhất là bảo vệ tính mạng, sức khỏe của người dân, đồng thời hỗ trợ, tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh nhưng phải bảo đảm an toàn phòng, chống dịch bệnh; không để xảy ra khủng hoảng kinh tế - xã hội, có lộ trình, kế hoạch cụ thể để doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh hoạt động trở lại, sớm đưa đất nước trở lại trạng thái bình thường mới. Tập trung nghiên cứu khoa học, phân tích thực tiễn và học hỏi kinh nghiệm quốc tế để xây dựng các giải pháp phù hợp, hiệu quả từng bước thích ứng an toàn với dịch bệnh.
- Kiên trì, quyết liệt phòng, chống dịch COVID-19 theo phương châm “Chống dịch như chống giặc”; đảm bảo hài hòa, hợp lý, hiệu quả giữa phòng, chống dịch và sản xuất kinh doanh; “Chống dịch để sản xuất và sản xuất để chống dịch”, “Lợi ích hài hòa - rủi ro chia sẻ”, “An toàn mới sản xuất, sản xuất thì phải an toàn”; chú trọng hiệu quả, không phô trương hình thức, nói đi đôi với làm; lấy người dân, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh làm trung tâm phục vụ, đồng thời là chủ thể tham gia phòng, chống dịch.
- Tiếp tục đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên nguyên tắc khó khăn, vướng mắc ở cấp nào, địa phương nào thì cấp đó, địa phương đó phải chủ động, kịp thời, tháo gỡ, giải quyết, đề cao trách nhiệm cá nhân, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, gây khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, gây ùn tắc trong lưu thông hàng hóa; trường hợp vượt thẩm quyền, phải chủ động báo cáo cấp trên trực tiếp xem xét, xử lý; tập trung triển khai ngay các biện pháp tháo gỡ những điểm nghẽn, ách tắc với phương châm “sớm nhất - hiệu quả nhất” nhằm giảm thiểu thiệt hại, tác động tiêu cực đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh và người dân.
- Phát huy tính chủ động, sáng tạo trong việc áp dụng các mô hình sản xuất, kinh doanh hiệu quả và an toàn phòng, chống dịch. Tăng cường phối hợp giữa các bộ, ngành, cơ quan, địa phương, đơn vị, bảo đảm hiệu quả, thực chất trong xử lý các khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh.
- Mở rộng và bảo vệ chặt chẽ vùng an toàn dịch bệnh nhằm thúc đẩy sản xuất, kinh doanh; kiểm soát dịch bệnh và sớm ổn định sản xuất, kinh doanh tại các vùng kinh tế trọng điểm, khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, các khu vực, địa bàn sản xuất, kinh doanh, chế biến các sản phẩm nông nghiệp, thủy hải sản, kiên quyết không để đứt gãy chuỗi cung ứng sản xuất, cung ứng lao động.
Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu sẽ được nộp sao bản scan giấy tờ thay vì nộp bản chính khi thông quan hàng hóa?
Mục tiêu của Chính phủ về việc hỗ trợ doanh nghiệp trong bối cảnh Covid-19?
Theo Mục II Nghị quyết 105/NQ-CP năm 2021 thì Chính phủ đặt ra các mục tiêu nhằm giải quyết bài toán "khó" cho doanh nghiệp, cụ thể như sau:
- Tập trung khôi phục, phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh gắn với bảo đảm an toàn phòng, chống dịch COVID-19.
- Hỗ trợ, tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc, điểm nghẽn cản trở hoạt động sản xuất, kinh doanh, giảm thiểu tối đa số doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh tạm ngừng hoạt động, giải thể, phá sản do tác động bởi dịch COVID-19.
- Đến hết năm 2021 phấn đấu đạt một số mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể sau:
+ Luỹ kế ít nhất khoảng 01 triệu lượt khách hàng là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh được hưởng chính sách tín dụng hỗ trợ ứng phó dịch bệnh.
+ Đại đa số các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh tạm ngừng kinh doanh quay trở lại hoạt động.
+ Thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách gia hạn nộp thuế; miễn, giảm thuế, phí, tiền thuê đất; hỗ trợ giảm tiền điện, tiền nước, cước viễn thông, các chính sách hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động, đào tạo lao động,... cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19.
Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu sẽ được nộp bản scan giấy tờ thay vì nộp bản chính khi thông quan hàng hóa trong tương lai?
Căn cứ quan điểm, mục tiêu nêu trên và tình hình thực tiễn nêu trong Nghị quyết trên, Chính phủ quyết nghị 04 nhóm nhiệm vụ, giải pháp, trong đó đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu:
Cho phép doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh được nộp bản sao scan có xác nhận bằng chữ ký số đối với các chứng từ phải nộp bản giấy là bản chính dưới dạng giấy/bản sao y công chứng/chứng thực theo quy định của các bộ, cơ quan để giải quyết ách tắc khi thông quan hàng hoá; các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh thực hiện nộp bổ sung sau khi hàng hoá được thông quan để hậu kiểm.
Như vậy, khi bị ách tắc hàng hóa, doanh nghiệp có thể nộp sao bản scan nhưng phải có xác nhận bằng chữ ký số đối với các chứng từ phải nộp bản giấy là bản chính dưới dạng giấy/bản sao y công chứng/chứng thực. Sau đó sẽ thực hiện nộp bổ sung khi hàng hóa đã được thông quan.
Đặng Tấn Lộc
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Covid-19 có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo thành tích công đoàn 2024 dành cho cá nhân đối với Chuyên đề Văn hóa thể thao?
- Có phải nộp thuế sử dụng đất khi gia hạn sử dụng đất không? Hướng dẫn viết đơn xin gia hạn sử dụng đất?
- Từ tháng 1 đến tháng 12 có bao nhiêu ngày? 1 năm có bao nhiêu tuần? 1 năm có bao nhiêu phút, giây?
- Cách ghi Mẫu 03 Báo cáo thành tích cá nhân theo Nghị định 98? Tải về file word Mẫu 03 Báo cáo thành tích cá nhân theo Nghị định 98?
- Lễ cúng Mùng 1 Tết Âm lịch là gì? Mùng 1 Tết rơi vào thứ mấy? Bao nhiêu ngày nữa đến mùng 1 Tết Âm lịch?