Cán bộ, công chức Bộ GTVT không ngắt điện thoại đột ngột khi giao tiếp qua điện thoại đúng không?
Cán bộ, công chức Bộ GTVT không ngắt điện thoại đột ngột khi giao tiếp qua điện thoại đúng không?
Căn cứ Quyết định 636/QĐ-BGTVT năm 2023 về Quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn thuộc Bộ Giao thông vận tải ngày 25/5/2023. Tại đây
Tại khoản 5 Điều 5 Quy tắc ứng xử ban hành kèm theo Quyết định 636/QĐ-BGTVT năm 2023 có quy định về quy tắc ứng xử và giao tiếp qua điện thoại, thư điện tử công vụ và trên mạng xã hội như sau:
Quy tắc ứng xử và giao tiếp trong thực thi nhiệm vụ
...
5. Quy tắc ứng xử và giao tiếp qua điện thoại, thư điện tử công vụ và trên mạng xã hội
a) Khi giao tiếp qua điện thoại, người có chức vụ, quyền hạn phải xưng tên, chức danh, chức vụ, cơ quan, đơn vị nơi công tác; trao đổi ngắn gọn, tập trung vào nội dung công việc; âm lượng vừa đủ nghe, không gắt gỏng hay nói trống không, không ngắt điện thoại đột ngột.
b) Quản lý và sử dụng hộp thư điện tử công vụ theo đúng quy định; thực hiện việc gửi, trả lời thư điện tử công vụ kịp thời, lịch sự.
c) Không sử dụng mạng xã hội để khai thác, tuyên truyền các thông tin chưa được kiểm chứng, phiến diện, một chiều ảnh hưởng đến hoạt động công vụ; không sử dụng, lợi dụng mạng xã hội để phản ánh sai sự thật về tổ chức, cá nhân, làm ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh của đơn vị, của Bộ và của Ngành.
d) Không sử dụng trang thiết bị, điện thoại cơ quan, thư điện tử công vụ để giải quyết việc riêng.
Như vậy, theo quy tắc ứng xử nêu trên, cán bộ, công chức Bộ GTVT không được phép ngắt điện thoại đột ngột khi đang giao tiếp qua điện thoại.
Ngoài ra, không được lớn tiếng, âm lượng vừa đủ nghe, không gắt gỏng hay nói trống không.
Cán bộ, công chức Bộ GTVT không ngắt điện thoại đột ngột khi giao tiếp qua điện thoại đúng không? (Hình từ Internet)
Khi giải quyết yêu cầu của tổ chức, công dân, cán bộ, công chức Bộ GTVT phải có quy tắc ứng xử thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 5 Quy tắc ứng xử ban hành kèm theo Quyết định 636/QĐ-BGTVT năm 2023 có quy định về quy tắc ứng xử và giao tiếp trong giải quyết các yêu cầu của tổ chức và công dân như sau:
Quy tắc ứng xử và giao tiếp trong thực thi nhiệm vụ
1. Quy tắc ứng xử và giao tiếp trong giải quyết các yêu cầu của tổ chức và công dân
a) Khi giao tiếp với tổ chức, công dân để tiếp nhận hoặc giải quyết thủ tục hành chính, các phản ánh, kiến nghị; người có chức vụ, quyền hạn phải tôn trọng, lắng nghe, tận tình giải thích cặn kẽ những thắc mắc, phản ánh, kiến nghị. Thực hiện “4 xin, 4 luôn”: xin chào, xin lỗi, xin cảm ơn, xin phép; luôn mỉm cười, luôn nhẹ nhàng, luôn lắng nghe, luôn giúp đỡ.
b) Người có chức vụ, quyền hạn được giao nhiệm vụ tiếp công dân phải nghiêm túc, tôn trọng, lắng nghe ý kiến của tổ chức, công dân để hướng dẫn, giải quyết thấu đáo, đúng quy định của pháp luật.
c) Hướng dẫn công khai quy trình thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, quy trình thủ tục hành chính đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, bảo đảm các đề nghị, kiến nghị của tổ chức và công dân được giải quyết đúng pháp luật.
d) Không được có thái độ hách dịch, dọa nạt, gây căng thẳng, khó khăn, phiền hà, vòi vĩnh, kéo dài thời gian xử lý công việc của tổ chức và công dân; không được thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm trước những khó khăn, bức xúc của tổ chức và công dân. Nghiêm cấm việc lợi dụng nhiệm vụ, vị trí công tác để nhũng nhiễu, phiền hà, trục lợi.
đ) Không được từ chối giải quyết các yêu cầu hợp pháp của tổ chức và công dân thuộc chức trách, nhiệm vụ được giao mà không có lý do chính đáng; không được làm mất, hư hỏng hoặc làm sai lệnh hồ sơ, tài liệu liên quan. Trường hợp hồ sơ giải quyết có sai sót, chậm, muộn phải thực hiện nghiêm túc việc xin lỗi theo quy định.
e) Không được tư vấn cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác ở trong nước và nước ngoài về công việc có liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật công tác, công việc thuộc thẩm quyền giải quyết hoặc tham gia giải quyết.
Như vậy, theo quy định trên thì khi giao tiếp với công dân, tổ chức, cán bộ công chức Bộ GTVT phải thực hiện những nguyên tắc nêu trên.
Cán bộ, công chức Bộ GTVT phải ứng xử như thế nào ở nơi công cộng?
Căn cứ quy định tại Điều 6 Quy tắc ứng xử ban hành kèm theo Quyết định 636/QĐ-BGTVT năm 2023 như sau:
Ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn nơi công cộng
1. Chấp hành nghiêm túc các quy định của pháp luật và quy định sinh hoạt nơi công cộng. Thể hiện nếp sống văn minh, lịch sự trong giao tiếp, ứng xử để người dân tin yêu.
2. Kịp thời thông báo ngay cho cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền biết các thông tin về hành vi vi phạm pháp luật.
3. Không được vi phạm các chuẩn mực về thuần phong mỹ tục tại nơi công cộng để bảo đảm sự văn minh, tiến bộ của xã hội.
4. Không được lợi dụng chức vụ, quyền hạn khi tham gia các hoạt động xã hội để tiếp tay hoặc bao che cho các hành vi vi phạm pháp luật và trục lợi cá nhân dưới bất kỳ hình thức nào.
Theo đó, ở nơi công cộng, cán bộ, công chức Bộ GTVT phải tuân theo 04 nguyên tắc ứng xử nêu trên.
Đặng Phan Thị Hương Trà
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Quy tắc ứng xử có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trường hợp nào thì tàu bay chưa khởi hành bị đình chỉ thực hiện chuyến bay? Đình chỉ thực hiện chuyến bay như thế nào?
- Mẫu tờ trình đề nghị giải thể cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, trường chuyên biệt, giáo dục thường xuyên mới nhất?
- Công chức quản lý thuế có bao gồm công chức hải quan? Nghiêm cấm công chức hải quan bao che, thông đồng để gian lận thuế?
- Khai quyết toán thuế là gì? Thời gian gia hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với việc nộp hồ sơ khai quyết toán thuế là bao lâu?
- Kế hoạch quản lý khai thác nhà đất là tài sản công không sử dụng để ở gồm những gì? Thời hạn lập Kế hoạch quản lý khai thác nhà đất?