Chủ tịch Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc chuyên ngành công thương thực hiện những công việc, nhiệm vụ như thế nào?
- Chủ tịch Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc chuyên ngành công thương thực hiện những công việc nhiệm vụ như thế nào?
- Chủ tịch Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc chuyên ngành công thương phải có trình độ như thế nào?
- Các mối quan hệ trong công việc của Chủ tịch Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc chuyên ngành công thương là gì?
Chủ tịch Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc chuyên ngành công thương thực hiện những công việc nhiệm vụ như thế nào?
Căn cứ bản mô tả vị trí việc làm của Chủ tịch Hội đồng quản lý tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 07/2023/TT-BCT, Chủ tịch Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc chuyên ngành công thương thực hiện những công việc như sau:
Mảng công việc | Công việc cụ thể |
Quản lý, điều hành hoạt động của Hội đồng quản lý | Chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng quản lý, bao gồm: 1- Xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động hằng năm của Hội đồng quản lý; 2- Quyết định mục tiêu, phương hướng hoạt động, chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và hằng năm của đơn vị sự nghiệp công lập. 3- Thông qua quy chế tổ chức và hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo Đề án tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập. 4- Quyết định chủ trương đầu tư mở rộng hoạt động, thành lập, tổ chức lại, giải thể các đơn vị trực thuộc đơn vị sự nghiệp công lập. 5- Thông qua đề án vị trí việc làm và cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp, kế hoạch số lượng người làm việc hàng năm. 6- Quyết định chủ trương về tổ chức bộ máy, công tác nhân sự lãnh đạo quản lý các đơn vị trực thuộc. 7- Thông qua báo cáo quyết toán tài chính hằng năm của đơn vị sự nghiệp công lập. 8- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nghị quyết của Hội đồng quản lý, chiến lược, kế hoạch hoạt động, việc thực hiện quy chế dân chủ của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định. 9- Định kỳ hoặc đột xuất báo cáo cơ quan quản lý cấp trên về các hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập; kiến nghị với quản lý cấp trên những vấn đề liên quan đến hoạt động của đơn vị vượt quá thẩm quyền của Hội đồng quản lý. 10- Định kỳ hoặc đột xuất yêu cầu người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập báo cáo về các hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập. 11- Quyết định các vấn đề quan trọng khác của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật và quy chế tổ chức và hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập. |
Chủ trì hoặc tham gia các cuộc họp, hội nghị | 1- Chủ trì họp giao ban, triển khai nhiệm vụ của Hội đồng quản lý. 2- Tham dự các cuộc họp, hội nghị của cấp trên và các tổ chức có liên quan theo thành phần mời dự họp. |
Thực hiện các nhiệm vụ khác do cấp trên giao. |
Chủ tịch Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc chuyên ngành công thương thực hiện những công việc nhiệm vụ như thế nào? (Hình từ Internet)
Chủ tịch Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc chuyên ngành công thương phải có trình độ như thế nào?
Căn cứ bản mô tả vị trí việc làm của Chủ tịch Hội đồng quản lý tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 07/2023/TT-BCT, Chủ tịch Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc chuyên ngành công thương phải có trình độ đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
Nhóm yêu cầu | Yêu cầu cụ thể |
Trình độ đào tạo | • Tốt nghiệp từ đại học trở lên chuyên ngành phù hợp với ngành, lĩnh vực công thương. |
Bồi dưỡng, chứng chỉ | • Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên chính và tương đương hoặc có bằng cao cấp lý luận chính trị - hành chính. • Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản. • Sử dụng được ngoại ngữ ở trình độ tương đương bậc 3 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số. |
Kinh nghiệm (thành tích công tác) | • Có tối thiểu 05 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập hoặc trong ngành, lĩnh vực công thương. |
Phẩm chất cá nhân | • Tuyệt đối trung thành, tin tưởng, nghiêm túc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định và quy chế làm việc của cơ quan. • Trách nhiệm cao với công việc với tập thể. • Trung thực, thẳng thắn, kiên định nhưng biết lắng nghe. • Điềm tĩnh, cẩn thận. • Khả năng đoàn kết nội bộ. |
Các yêu cầu khác | • Có khả năng, đề xuất những chủ trương, giải pháp giải quyết các vấn đề thực tiễn liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của đơn vị sự nghiệp công lập; • Có khả năng tổ chức triển khai nghiên cứu, thực hiện các đề tài, đề án thuộc lĩnh vực chuyên môn của đơn vị sự nghiệp công lập; • Hiểu biết về lĩnh vực công tác của đơn vị sự nghiệp công lập trong hệ thống chính trị và định hướng phát triển. |
Các mối quan hệ trong công việc của Chủ tịch Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc chuyên ngành công thương là gì?
Căn cứ bản mô tả vị trí việc làm của Chủ tịch Hội đồng quản lý tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 07/2023/TT-BCT các mối quan hệ trong công việc của Chủ tịch Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc chuyên ngành công thương bao gồm:;
- Bên trong
Được quản lý trực tiếp và kiểm duyệt kết quả bởi | Quản lý trực tiếp | Các đơn vị phối hợp chính |
• Cục trưởng, Phó Cục trưởng. • Giám đốc Sở, Phó Giám đốc Sở. | • Các thành viên Hội đồng quản lý. | • Giám đốc đơn vị sự nghiệp công lập. |
- Bên ngoài
Ban, bộ, ngành, địa phương có quan hệ chính | Bản chất quan hệ |
Chính phủ và các Bộ, ngành, các hiệp hội, tổ chức trong nước, quốc tế. | (Cụ thể theo chức năng của đơn vị sự nghiệp công lập và nhiệm vụ cơ quan quản lý cấp trên và Hội đồng quản lý giao). |
Các Sở Công Thương địa phương, các doanh nghiệp, cá nhân. | (Cụ thể theo chức năng của đơn vị sự nghiệp công lập và nhiệm vụ cơ quan quản lý cấp trên và Hội đồng quản lý giao). |
Thông tư 07/2023/TT-BCT có hiệu lực từ 10/05/2023
Trần Thị Nguyệt Mai
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Đơn vị sự nghiệp công lập có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá trị chứng khoán tính khấu trừ khi trích lập dự phòng rủi ro được xác định như thế nào theo quy định pháp luật?
- Kiểm tra thực tế hàng hóa theo đề nghị của Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan đối với hàng hóa nào?
- Tiến hành xác định diện tích đất nào trong kế hoạch sử dụng đất hằng năm cấp huyện theo Luật Đất đai mới?
- Hồ sơ hoàn thuế thu nhập cá nhân khi ủy quyền cho công ty quyết toán thuế TNCN là hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước đúng không?
- Quyết định trưng dụng đất có được ủy quyền không? Cơ quan nào sẽ quyết định bồi thường thiệt hại do trưng dụng đất gây ra?