Công văn 1083/VKSTC-V9 2024 giải đáp 48 vướng mắc trong công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình?
- Công văn 1083/VKSTC-V9 giải đáp 48 vướng mắc trong công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình?
- Tổng hợp Công văn tổng hợp giải đáp vướng mắc trong công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự do viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành?
- Viện kiểm sát kiến nghị đối với Tòa án nhưng Tòa án không trả lời thì giải quyết thế nào?
Công văn 1083/VKSTC-V9 giải đáp 48 vướng mắc trong công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình?
Ngày 26 tháng 3 năm 2024, Viện kiểm sát nhân dân tối cao vừa ban hành Công văn 1083/VKSTC-V9 năm 2024 giải đáp vướng mắc trong công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình
Theo đó, Viện kiểm sát đã giải đáp 48 vương mắc trong công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình bao gồm:
(1) Bộ luật Tố tụng dân sự (BLTTDS) quy định thời gian VKS nghiên cứu hồ sơ để tham gia phiên tòa và thực hiện quyền kháng nghị phúc thẩm chưa hợp lý
(2) Việc chuyển hồ sơ vụ việc dân sự, gửi bản án, quyết định cho Viện kiểm sát chưa được Tòa án thực hiện đúng thời hạn pháp luật quy định
(3) Yêu cầu của VKS đối với Tòa án nhưng Tòa án không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ thì giải quyết thế nào?
(4) VKS yêu cầu cơ quan, tổ chức cung cấp tài liệu, chứng cứ nhưng cơ quan, tổ chức không thực hiện hoặc thực hiện không kịp thời thì giải quyết thế nào?
(5) VKS kiến nghị đối với Tòa án nhưng Tòa án không trả lời thì giải quyết thế nào?
(6) Pháp luật không quy định Tòa án phải chuyển hồ sơ, tài liệu cho VKS khi gửi văn bản thông báo thụ lý, văn bản trả lại đơn khởi kiện/đơn yêu cầu, quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự, quyết định đình chỉ, quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ việc dân sự nên gây khó khăn cho công tác kiểm sát
(7) BLTTDS không quy định VKS tham gia 100% phiên tòa sơ thẩm nên gây khó phát hiện vi phạm để kháng nghị, kiến nghị
(8) BLTTDS quy định KSV vắng mặt, HĐXX vẫn tiến hành xét xử là không bảo đảm thực hiện chức năng kiểm sát của VKS vì thực tế có địa phương nhiều việc nên không thể tham gia đầy đủ phiên toà
(9) Vụ án ban đầu không thuộc trường hợp VKS tham gia phiên toà, tuy nhiên, tại phiên tòa HĐXX quyết định tạm ngừng phiên tòa để thu thập tài liệu, chứng cứ. Sau khi thu thập tài liệu, chứng cứ, Tòa án không gửi hồ sơ cho VKS để nghiên cứu, tham gia phiên tòa thì có đúng không?
(10) Quy định KSV phải gửi bài phát biểu ngay sau khi kết thúc phiên tòa là không phù hợp với thực tiễn, gây khó khăn cho KSV
(11) BLTTDS không quy định VKS được trực tiếp tham gia xem xét, thẩm định tại chỗ nên gây khó khăn cho công tác kiểm sát việc giải quyết vụ án dân sự
.....
Xem toàn bộ tại Công văn 1083/VKSTC-V9 năm 2024
Công văn 1083/VKSTC-V9 giải đáp 48 vướng mắc trong công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình? (Hình từ Internet)
Tổng hợp Công văn tổng hợp giải đáp vướng mắc trong công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự do viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành?
Tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Công văn 1083/VKSTC-V9 năm 2024 có tổng hợp Công văn tổng hợp giải đáp vướng mắc trong công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự do viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành bao gồm:
1. | Công văn 70/VKSTC-V14 năm 2017 của VKSND tối cao giải đáp vướng mắc trong việc áp dụng quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 và nghiệp vụ kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự trong ngành KSND. |
2. | Công văn 507/VKSTC-V14 năm 2017 của VKSND tối cao giải đáp vướng mắc về áp dụng pháp luật tố tụng dân sự, tố tụng hành chính, lao động, xử lý vi phạm hành chính. |
3. | Công văn 2964/VKSTC-V14 năm 2018 của VKSND tối cao giải đáp vướng mắc về pháp luật dân sự, hành chính và những việc khác theo quy định của pháp luật. |
4. | Công văn 6183/VKSTC-V14 năm 2019 của VKSND tối cao giải đáp vướng mắc về dân sự, hành chính. |
5. | Công văn 5814/VKSTC-V14 năm 2020 của VKSND tối cao giải đáp vướng mắc về nhận thức và áp dụng pháp luật trong công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình. |
6. | Công văn 443/VKSTC-V9 năm 2023 của VKSND tối cao giải đáp vướng mắc về nghiệp vụ kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình. |
7. | Công văn 1120/VKSTC-V14 năm 2023 của VKSND tối cao tổng hợp, giải đáp khó khăn, vướng mắc, kiến nghị, đề xuất các đơn vị, Viện kiểm sát các cấp trong 03 năm (năm 2020 - 2022). |
Viện kiểm sát kiến nghị đối với Tòa án nhưng Tòa án không trả lời thì giải quyết thế nào?
Tại giải đáp số 5 Công văn 1083/VKSTC-V9 năm 2024 có nêu giải đáp về vấn đề Viện kiểm sát kiến nghị đối với Tòa án nhưng Tòa án không trả lời thì giải quyết như sau:
- Đối với các kiến nghị của VKS bằng văn bản, pháp luật quy định trách nhiệm trả lời của Toà án như sau:
+ Kiến nghị quyết định chuyển hồ sơ vụ việc dân sự cho Tòa án có thẩm quyền; các kiến nghị quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ hoặc việc không ra quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời; các kiến nghị văn bản trả lại đơn khởi kiện, đơn yêu cầu, quyết định giữ nguyên việc trả lại đơn khởi kiện, đơn yêu cầu; kiến nghị quyết định đưa vụ án ra giải quyết theo thủ tục rút gọn; kiến nghị quyết định của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao...BLTTDS đã quy định Toà án có trách nhiệm giải quyết trong một thời hạn cụ thể và phải gửi quyết định giải quyết kiến nghị cho VKS. Nếu Toà án không gửi hoặc chậm gửi quyết định cho VKS thì VKS thực hiện quyền kiến nghị.
+ Đối với kiến nghị Toà án cùng cấp và cấp dưới khắc phục vi phạm pháp luật trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo thì tại khoản 3 Điều 35 Thông tư liên tịch 02/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC đã quy định Toà án có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được kiến nghị của VKS. Trong trường hợp vụ việc phức tạp, cần có thêm thời gian thì Toà án có văn bản thông báo lý do cho VKS biết và trả lời cho VKS trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được kiến nghị. Nếu Toà án không trả lời hoặc chậm trả lời thì VKS thực hiện quyền kiến nghị.
+ Đối với kiến nghị tổng hợp Tòa án khắc phục vi phạm trong giải quyết vụ việc dân sự, Toà án có trách nhiệm trả lời theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Luật Tổ chức VKSND năm 2014. Tại văn bản kiến nghị, VKS cần xác định thời hạn hợp lý để Tòa án trả lời, nếu hết thời hạn mà Toà án không trả lời thì VKS trao đổi, nhắc nhở, đôn đốc hoặc báo cáo VKS cấp trên để kiến nghị.
- Việc kiến nghị bằng lời được thực hiện tại phiên tòa. Điểm a khoản 1 Điều 28 Thông tư liên tịch 02/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC quy định: “Trường hợp KSV yêu cầu HĐXX khắc phục vi phạm về thủ tục tố tụng thì HĐXX xem xét, quyết định chấp nhận hoặc không chấp nhận yêu cầu; trường hợp không chấp nhận thì nêu rõ lý do. Quyết định về việc chấp nhận hoặc không chấp nhận của HĐXX được thảo luận và thông qua tại phòng xử án và được ghi vào biên bản phiên tòa”. KSV phải kiểm sát biên bản phiên tòa đối với vấn đề này để có cơ sở tiếp tục kiến nghị, nếu cần thiết.
Nguyễn Hạnh Phương Trâm
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Vụ việc dân sự có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Những thông tin về an toàn lao động có bắt buộc phải được công khai rộng rãi đến công chúng không?
- Lời dẫn chương trình kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024 ngắn gọn? Bản kiểm điểm Đảng viên năm 2024 mẫu 2A, mẫu 2B?
- Tặng cho nhà ở có bắt buộc phải lập thành văn bản không? Nhận tặng cho nhà ở có bắt buộc phải đi đăng ký quyền sở hữu không?
- Mẫu hợp đồng xây dựng nhà xưởng là mẫu nào? Có được áp dụng hợp đồng trọn gói đối với hợp đồng xây dựng nhà xưởng không?
- Người lao động có được xin tạm ứng tiền lương không? Mẫu đơn đề nghị tạm ứng tiền lương dành cho người lao động hiện nay?