Điều kiện kinh doanh đường thủy nội địa là gì? Nghĩa vụ của chủ thể kinh doanh vận tải hành khách hành lý, bao gửi trên đường thủy nội địa là gì?
Có mấy hình thức kinh doanh vận tải đường thủy nội địa?
Căn cứ khoản 2 Điều 3 Nghị định 110/2014/NĐ-CP quy định kinh doanh vận tải đường thủy nội địa là hoạt động của đơn vị kinh doanh sử dụng phương tiện thủy nội địa để vận tải hành khách, hàng hóa có thu cước phí vận tải.
Về hình thức kinh doanh, căn cứ Điều 4 Nghị định 110/2014/NĐ-CP quy định hình thức kinh doanh vận tải đường thủy nội địa, các hình thức kinh doanh vận tải đường thủy nội địa gồm có:
- Kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định;
- Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng chuyến;
- Kinh doanh vận chuyển khách du lịch;
- Kinh doanh vận tải hành khách ngang sông;
- Kinh doanh vận tải hàng hóa.
Điều kiện kinh doanh đường thủy nội địa là gì? Nghĩa vụ của chủ thể kinh doanh vận tải hành khách hành lý, bao gửi trên đường thủy nội địa là gì? (Hình từ Internet)
Điều kiện kinh doanh đường thủy nội địa là gì?
Trước đây, Nghị định 110/2014/NĐ-CP quy định điều kiện kinh doanh đường thủy nội địa bao gồm điều kiện chung và điều kiện riêng đối với kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định; Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng chuyến; Kinh doanh vận chuyển khách du lịch; Kinh doanh vận tải hành khách ngang sông; Kinh doanh vận tải hàng hóa.
Căn cứ những quy định trước đây, các đơn vị kinh doanh vận tải phải đáp ứng các điều kiện về: nhân sự, nơi neo đậu, bộ phận quản lý và theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông…
Tuy nhiên, tại Nghị định 128/2018/NĐ-CP đã bãi bỏ quy định về điều kiện chung kinh doanh vận tải đường thủy nội địa và một số điều kiện cụ thể tại những điều khoản khác đối với Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng chuyến; Kinh doanh vận chuyển khách du lịch; Kinh doanh vận tải hành khách ngang sông; Kinh doanh vận tải hàng hóa.
Như vậy, hiện nay quy định pháp luật chỉ quy định điều kiện kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định như sau, căn cứ Điều 6 Nghị định 110/2014/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 128/2018/NĐ-CP):
Điều kiện kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, điều kiện kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng chuyến và điều kiện kinh doanh vận chuyển khách du lịch
Đơn vị kinh doanh vận tải phải thành lập doanh nghiệp hoặc hợp tác xã theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Nghĩa vụ của chủ thể kinh doanh vận tải hành khách hành lý, bao gửi trên đường thủy nội địa là gì?
Căn cứ Điều 4 Thông tư 80/2014/TT-BGTVT (sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 34/2019/TT-BGTVT) có quy định về nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải hành khách hành lý, bao gửi trên đường thủy nội địa như sau:
Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải hành khách hành lý, bao gửi trên đường thủy nội địa
1. Trang bị đầy đủ các thiết bị chữa cháy, dụng cụ cứu sinh theo quy định đồng thời bố trí tại những vị trí theo đúng thiết kế của phương tiện; đối với phương tiện mà thiết kế bị thất lạc thì phải bố trí tại những vị trí dễ thấy, dễ lấy và không ảnh hưởng đến việc thoát nạn trên phương tiện.
2. Thông báo tại các cảng, bến đón trả hành khách trước 03 ngày khi có sự thay đổi biểu đồ vận hành hoặc lịch hành trình của phương tiện; trước 12 giờ khi có thay đổi thời gian xuất bến (trừ vận tải hành khách ngang sông).
3. Trong thời gian ít nhất là 10 phút trước khi phương tiện tới cảng, bến đón trả hành khách, thuyền trưởng, phải tổ chức thông báo cho hành khách tên cảng, bến, thời gian phương tiện lưu lại và các thông tin cần thiết khác (trừ vận tải hành khách ngang sông).
4. Niêm yết trên tàu: số điện thoại dường dây nóng của tổ chức, cá nhân, cơ quan quản lý, đơn vị tìm kiếm cứu nạn; bảng nội quy đi tàu (áp dụng cho hành khách), bảng hướng dẫn sử dụng các thiết bị chữa cháy, dụng cụ cứu sinh, thùng rác và lối thoát hiểm tại những nơi dễ thấy trên phương tiện.
5. Phục vụ hành khách văn minh, lịch sự.
6. Đón, trả hành khách tại cảng, bến hành khách được công bố hoặc cấp phép; hợp đồng vận tải phải được ký kết trước khi thực hiện vận chuyển hành khách và thu cước vận tải theo giá trị hợp đồng đã ký kết.
7. Thông báo bằng văn bản đến Sở Giao thông vận tải và Cảng vụ có liên quan nơi tổ chức, cá nhân vận tải hành khách:
a) Trước 10 ngày khi triển khai vận tải hành khách theo tuyến cố định;
b) Trước 05 ngày khi ngừng hoạt động vận tải hành khách theo tuyến cố định.
8. Chậm nhất ngày 20 hằng tháng có báo cáo bằng văn bản số lượt hành khách vận chuyển, luân chuyển về Sở Giao thông vận tải tỉnh, thành phố nơi tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh vận tải theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
9. Các nghĩa vụ khác theo quy định tại khoản 2 Điều 82 Luật Giao thông đường thủy nội địa.
Như vậy, tuy hiện nay pháp luật không còn nhiều quy định về điều kiện kinh doanh vận tải đường thủy nội địa, tuy nhiên những chủ thể kinh doanh vận tải hành khách hành lý, bao gửi trên đường thủy nội địa phải đảm bảo thực hiện đúng những nghĩa vụ đối với hành khách được nêu bên trên.
Trần Thị Nguyệt Mai
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Đường thuỷ nội địa có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người thực hiện vận chuyển bình xịt hơi cay có số lượng lớn qua biên giới có bị phạt tù hay không?
- Phần mềm Họp không giấy của Kiểm toán nhà nước được xây dựng nhằm mục đích gì? Được quản lý tập trung ở đâu?
- Lưu học sinh Campuchia hệ đào tạo dài hạn tự lựa chọn phương tiện là xe khách có được hỗ trợ thanh toán giá vé không?
- Vận động viên đe dọa xâm phạm sức khỏe tính mạng trong thi đấu thể thao có bị xử phạt hay không?
- Giới nghiêm là gì? Lệnh giới nghiêm trong hoạt động quốc phòng cần phải xác định những nội dung nào?