Hướng dẫn mới về thực hiện phòng chống dịch bệnh COVID-19 của Bộ Y tế có nội dung như thế nào?

Hướng dẫn mới về thực hiện phòng chống dịch bệnh COVID-19 của Bộ Y tế có nội dung như thế nào? Câu hỏi từ chị T ở Hà Nội.

Hướng dẫn mới về thực hiện phòng chống dịch bệnh COVID-19 của Bộ Y tế có nội dung như thế nào?

Covid-19 đã được chuyển từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang bệnh truyền nhiễm nhóm B theo Quyết định 3896/QĐ-BYT. Trên tinh thần đó, Bộ Y tế đã ban hành Công văn 6923/BYT-DP 2023 thực hiện phòng, chống dịch bệnh COVID-19 với các chỉ đạo về việc thực hiện phòng chống dịch bệnh COVID-19 mới nhất như sau:

(1) Căn cứ thực tế tình hình dịch bệnh, thực hiện công bố dịch và hết dịch, tổ chức Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 các cấp theo Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007.

(2) Rà soát, bãi bỏ hoặc sửa đổi các văn bản, hướng dẫn đã ban hành thuộc thẩm quyền mà không còn phù hợp với tình hình khi COVID-19 chuyển phân loại từ bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A sang bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B.

(3) Tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động phòng, chống COVID-19 thuộc nhóm B theo các quy định và hướng dẫn sau:

+ Về giám sát và phòng, chống dịch bệnh:

- Kế hoạch Kiểm soát, quản lý bền vững đối với dịch bệnh COVID-19 giai đoạn 2023 - 2025 ban hành kèm theo Quyết định 3984/QĐ-BYT năm 2023 của Bộ Y tế.

- Hướng dẫn giám sát và phòng, chống bệnh COVID-19 ban hành kèm theo Quyết định 3985/QĐ-BYT năm 2023.

+ Về điều trị và kiểm soát lây nhiễm tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh:

- Hướng dẫn phòng và kiểm soát lây nhiễm COVID-19 tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ban hành kèm theo Quyết định 2609/QĐ-BYT năm 2023.

- Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 ban hành kèm theo Quyết định 2671/QĐ-BYT năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

- Hướng dẫn phục hồi chức năng và tự chăm sóc đối với một số bệnh sau mắc COVID-19 ban hành kèm theo Quyết định 1242/QĐ-BYT năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

(4) Về hướng dẫn thanh toán chi phí điều trị cho người bệnh mắc COVID 19, chế độ chính sách cho người tham gia chống dịch COVID-19 và xây dựng nhu cầu, bảo đảm kinh phí khám bệnh, chữa bệnh và giám sát dịch bệnh khi dịch COVID-19 chuyển từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang nhóm B thực hiện theo Công văn 6922/BYT-KHTC ngày 29/10/2023 của Bộ Y tế.

(5) Tăng cường truyền thông nguy cơ và các biện pháp phòng, chống dịch; khuyến khích thực hiện 2K (Khẩu trang - Khử khuẩn) để bảo vệ sức khỏe cho cá nhân, gia đình và cộng đồng, nhất là tại các điểm tập trung đông người như trên các phương tiện giao thông công cộng, tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh...

Thường xuyên cập nhật thông tin về tình hình dịch bệnh và các chính sách có liên quan về phòng, chống COVID-19 để người dân hiểu, đồng thuận và chủ động tham gia các hoạt động phòng, chống dịch bệnh.

Dịch bệnh covid

Chỉ đạo mới nhất của BYT về phòng chống dịch bệnh COVID-19? (Hình ảnh tử Internet)

Công bố hết dịch bệnh truyền nhiễm được thực hiện như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Quyết định 02/2016/QĐ-TTg thì việc công bố hết dịch bệnh truyền nhiễm được thực hiện như sau:

Đáp ứng điều kiện quy định tại điểm b khoản 1 Điều 40 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007 và không phát hiện thêm trường hợp mắc bệnh mới sau khoảng thời gian nhất định cho từng bệnh quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 02/2016/QĐ-TTg.

- Sau khoảng thời gian không phát hiện thêm trường hợp mắc bệnh mới theo quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 02/2016/QĐ-TTg và đã thực hiện các biện pháp chống dịch theo quy định, Sở Y tế báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét quyết định:

+ Công bố hết dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B và nhóm C;

+ Đề nghị Bộ trưởng Bộ Y tế xem xét quyết định công bố hết dịch đối với bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A.

- Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định:

+ Công bố hết dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A khi nhận được đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh nơi xảy ra dịch;

+ Công bố dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B khi các tỉnh đã công bố hết dịch;

+ Xem xét đề nghị Thủ tướng Chính phủ công bố hết dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A đối với trường hợp dịch mà Thủ tướng Chính phủ đã công bố dịch.

Ban chỉ đạo chống dịch được thành lập như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 46 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007 thì Ban chỉ đạo chống dịch được thành lập như sau:

- Ban chỉ đạo chống dịch được thành lập ngay sau khi dịch được công bố.

- Thành phần Ban chỉ đạo chống dịch được quy định như sau:

+ Ban chỉ đạo chống dịch quốc gia gồm đại diện của cơ quan y tế, tài chính, thông tin - truyền thông, ngoại giao, quốc phòng, công an và các cơ quan liên quan khác. Căn cứ vào phạm vi địa bàn được công bố dịch và tính chất của dịch, Thủ tướng có thể tự mình hoặc chỉ định một Phó Thủ tướng hoặc Bộ trưởng Bộ Y tế làm Trưởng Ban chỉ đạo. Bộ Y tế là thường trực của Ban chỉ đạo;

+ Ban chỉ đạo chống dịch cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã gồm đại diện của cơ quan y tế, tài chính, thông tin - truyền thông, quân đội, công an và các cơ quan liên quan khác. Trưởng ban chỉ đạo chống dịch là Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cùng cấp. Cơ quan y tế cùng cấp là thường trực của Ban chỉ đạo.

- Ban chỉ đạo chống dịch có nhiệm vụ tổ chức thực hiện các biện pháp chống dịch và khắc phục hậu quả của dịch, thành lập đội chống dịch cơ động để trực tiếp thực hiện nhiệm vụ cấp cứu, điều trị và xử lý ổ dịch.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Covid-19

Phạm Phương Khánh

Covid-19
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Covid-19 có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Covid-19
MỚI NHẤT
Pháp luật
Trẻ mẫu giáo ở thôn đặc biệt khó khăn đi học nửa ngày do dịch Covid-19 có được hỗ trợ ăn trưa không?
Pháp luật
Mức tiền lương dùng để đóng bảo hiểm xã hội trong thời gian ngừng việc do dịch bệnh Covid-19 là bao nhiêu?
Pháp luật
Thực hiện 3 sạch để tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19, sốt xuất huyết, tay chân miệng và các bệnh truyền nhiễm khác?
Pháp luật
Người lao động trong bối cảnh phòng, chống dịch Covid-19 được phép làm thêm tối đa 60 giờ trong 01 tháng?
Pháp luật
Tại sao từ ngày 01/3/2022 thân nhân của người đã mất vì dịch Covid-19 lại không còn được nhận hỗ trợ?
Pháp luật
Việc cách ly y tế đối với các trường hợp tiếp xúc gần với ca nhiễm bệnh Covid-19 (F1) được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Thời gian cách ly tại nhà đối với người tiếp xúc gần với ca nhiễm Covid-19 (F1) theo quy định mới nhất có còn là 14 ngày không?
Pháp luật
Từ 0h ngày 27/4/2022, tạm dừng việc áp dụng khai báo y tế với COVID-19 tại tất cả các cửa khẩu của Việt Nam đối với người nhập cảnh?
Pháp luật
Để phòng chống dịch Covid-19 trong trường học thì có tuyên truyền thực hiện việc tiêm vắc xin phòng Covid 19 cho học sinh không?
Pháp luật
Kế hoạch định hướng công tác Truyền thông tiêm vắc xin phòng COVID-19 tại Việt Nam năm 2023-2024?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào