Mẫu Sổ đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai mới nhất hiện nay như thế nào?
- Đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai là gì?
- Mẫu Sổ đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai mới nhất hiện nay như thế nào?
- Hướng dẫn điền Sổ đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai?
- Ghi nội dung đăng ký thế chấp trong trường hợp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai đã hình thành và được chứng nhận quyền sở hữu như thế nào?
Đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai là gì?
Căn cứ tại khoản 4 Điều 3 Thông tư 07/2019/TT-BTP định nghĩa đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai như sau:
Đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai là việc Văn phòng đăng ký đất đai ghi nhận các thông tin về việc thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai vào sổ địa chính hoặc sổ đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai.
Mẫu Sổ đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai mới nhất hiện nay như thế nào? (Hình từ Internet)
Mẫu Sổ đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai mới nhất hiện nay như thế nào?
Mẫu Sổ đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai là Mẫu số 09/SĐKTL ban hành kèm theo Thông tư 07/2019/TT-BTP. Dưới đây là hình ảnh Mẫu Sổ đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai:
Tải Mẫu Sổ đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai mới nhất hiện nay: Tại đây.
Hướng dẫn điền Sổ đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai?
Căn cứ tại Mẫu số 09/SĐKTL ban hành kèm theo Thông tư 07/2019/TT-BTP hướng dẫn điền Sổ đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai như sau:
- Các thông tin ghi vào Sổ đăng ký thế chấp bằng tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai phải thống nhất với các thông tin ghi trên Phiếu yêu cầu đăng ký.
- Cột ghi số thứ tự vào sổ.
- Các cột 2, 3 ghi thời điểm có hiệu lực của việc đăng ký thế chấp bằng tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai theo xác nhận của Thủ trưởng cơ quan đăng ký.
- Cột 4 ghi mã số hồ sơ đăng ký tương ứng với mỗi Phiếu yêu cầu đăng ký cho từng trường hợp đăng ký lần đầu, đăng ký yêu cầu thay đổi nội dung thế chấp đã đăng ký, đăng ký yêu cầu sửa chữa sai sót thông tin đăng ký, yêu cầu xóa đăng ký, đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản thế chấp và đăng ký yêu cầu chuyển tiếp đăng ký thế chấp.
- Cột 5 ghi mã số của hồ sơ đăng ký lần đầu đối với một hợp đồng thế chấp có liên quan đến mỗi hồ sơ đăng ký nêu ở điểm 4. Đối với trường hợp đăng ký thế chấp lần đầu thì mã số ghi ở cột 4 và cột 5 trùng nhau. Mã số của bộ hồ sơ thế chấp lấy theo mã số hồ sơ đăng ký lần đầu.
- Cột 6 ghi tên loại tài sản thế chấp.
- Cột 7 ghi vị trí và địa chỉ của tài sản thế chấp
- Cột 8 và 9 ghi tên của bên thế chấp và bên nhận thế chấp.
- Cột 10 dành cho cán bộ đăng ký ký tên sau khi ghi đầy đủ thông tin vào Sổ đăng ký thế chấp bằng tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai.
Ghi nội dung đăng ký thế chấp trong trường hợp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai đã hình thành và được chứng nhận quyền sở hữu như thế nào?
Căn cứ tại Điều 17 Thông tư 07/2019/TT-BTP quy định ghi nội dung đăng ký thế chấp trong trường hợp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai đã hình thành và được chứng nhận quyền sở hữu như sau:
- Trường hợp đăng ký thay đổi nội dung thế chấp do tài sản gắn liền với đất là tài sản hình thành trong tương lai đã hình thành và bên thế chấp đề nghị chứng nhận quyền sở hữu tài sản vào Giấy chứng nhận thì Văn phòng đăng ký đất đai ghi vào Sổ địa chính, Giấy chứng nhận thông tin xác định cụ thể tài sản gắn liền với đất đã hình thành được chứng nhận quyền sở hữu tiếp tục được dùng thế chấp bảo đảm nghĩa vụ cho bên nhận thế chấp.
- Trường hợp chủ đầu tư thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận cho người mua tài sản hoặc người mua tài sản thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận mà tài sản đó đang được thế chấp dưới dạng tài sản hình thành trong tương lai mà bên thế chấp, bên nhận thế chấp chưa xóa đăng ký sau khi Giấy chứng nhận được cấp thì Văn phòng đăng ký đất đai ghi vào Sổ địa chính, Giấy chứng nhận thông tin xác định cụ thể tài sản gắn liền với đất đã hình thành tiếp tục được dùng thế chấp bảo đảm nghĩa vụ cho bên nhận thế chấp.
Phạm Thị Kim Linh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Thế chấp tài sản có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình chuyển đổi vàng miếng khác thành vàng miếng SJC của doanh nghiệp mua bán vàng miếng như thế nào?
- Lựa chọn chủ đầu tư dự án cải tạo nhà chung cư thông qua tổ chức đấu thầu được thực hiện trong trường hợp nào?
- Đất công trình thủy lợi thuộc nhóm đất nào? Được sử dụng để làm gì? Ai có trách nhiệm quản lý công trình thủy lợi?
- Lưu ý khi điền xếp loại kết quả đánh giá trong mẫu phiếu tự đánh giá của giáo viên mầm non mới nhất?
- Phụ lục đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của thiết bị y tế thực hiện kê khai giá mới nhất? Tải về ở đâu?