Nghị định 39/2024/NĐ-CP quy định về biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể thế nào?

Nghị định 39/2024/NĐ-CP quy định về biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể thế nào? - Câu hỏi của chị D.N (Bắc Ninh)

Nguyên tắc trong thực hành, quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể thế nào?

Căn cứ tại Điều 4 Nghị định 39/2024/NĐ-CP quy định nguyên tắc trong thực hành, quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể như sau:

- Nguyên tắc trong thực hành di sản văn hóa phi vật thể:

+ Cộng đồng chủ thể phải đảm bảo duy trì tính liên tục trong thực hành di sản văn hóa phi vật thể đúng với giá trị, bản chất và chức năng của di sản; giảm nguy cơ mai một, thất truyền;

+ Bảo đảm gìn giữ giá trị của di sản với các hình thức thể hiện, hiểu biết, kỹ năng, kỹ thuật và không gian thực hành liên quan; không đưa những yếu tố không phù hợp vào di sản;

+ Bảo đảm bao quát quy trình thực hành, nội dung, hoạt động, các yếu tố cấu thành của di sản với sự tham gia của cộng đồng chủ thể vào thực hành di sản;

+ Không phổ biến và thực hành sai lệch nội dung di sản;

+ Không lợi dụng thực hành di sản và danh hiệu của di sản để trục lợi hoặc thực hiện các hành vi, hoạt động trái pháp luật;

+ Bảo đảm tôn trọng và bảo vệ giá trị tôn giáo, tín ngưỡng, tập quán, tính thiêng của nghi lễ và không gian thực hành của di sản văn hóa phi vật thể.

- Nguyên tắc trong quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể:

+ Bảo đảm quyền và nguyên tắc thực hành di sản văn hóa phi vật thể của cộng đồng chủ thể;

+ Bảo đảm các di sản văn hóa phi vật thể được thực hành hướng con người, cộng đồng tới các giá trị văn hóa tốt đẹp; gìn giữ bản sắc; hướng tới sự phát triển xã hội toàn diện; bảo đảm an toàn cộng đồng và xã hội; bảo vệ môi trường;

+ Bảo đảm tôn trọng sự đa dạng văn hóa, vai trò của cộng đồng chủ thể và tính đặc thù dân tộc, vùng miền. Di sản văn hóa phi vật thể của các cộng đồng khác nhau đều được tôn trọng như nhau;

+ Bảo đảm tôn trọng quyền của các cộng đồng chủ thể trong việc quyết định những yếu tố cần được bảo vệ và phát huy của di sản văn hóa phi vật thể và hình thức, mức độ cần được bảo vệ, phát huy;

+ Ưu tiên bảo vệ các di sản văn hóa phi vật thể có nguy cơ bị mai một, thất truyền, di sản của cộng đồng các dân tộc sinh sống ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, nhóm dân tộc có khó khăn, đặc thù, di sản có giá trị toàn cộng đồng, xã hội;

+ Ưu tiên quyền quyết định của cộng đồng chủ thể vì sự tồn tại, thực hành lâu dài, liên tục của di sản, phù hợp với ý nghĩa và chức năng của di sản, phù hợp với pháp luật về di sản văn hóa của Việt Nam và văn kiện quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Như vậy, việc thực hành, quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể phải tuân thủ các nguyên tắc trên.

Nghị định 39/2024/NĐ-CP quy định về biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể thế nào?

Nghị định 39/2024/NĐ-CP quy định về biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể thế nào? (Hình từ Internet)

Nguyên tắc trong sử dụng và khai thác di sản văn hóa phi vật thể ngoài hoạt động thực hành ra sao?

Căn cứ tại Điều 5 Nghị định 39/2024/NĐ-CP quy định việc sử dụng và khai thác di sản văn hóa phi vật thể phải bảo đảm tuân thủ Công ước 2003 của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể (sau đây gọi là Công ước 2003) và các nguyên tắc sau:

- Không lợi dụng việc tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá, truyền dạy di sản, cộng đồng chủ thể di sản và danh hiệu của di sản để trục lợi hoặc thực hiện các hành vi, hoạt động trái pháp luật.

- Không lợi dụng di sản để thực hiện các hành vi, hoạt động phân biệt đối xử, kỳ thị văn hóa, dân tộc, vùng miền.

- Không xâm phạm, xúc phạm, xuyên tạc nội dung, ý nghĩa và giá trị của di sản văn hóa phi vật thể.

- Không can thiệp làm thay đổi, sai lệch tập quán, tín ngưỡng, tính thiêng, những điều kiêng kỵ, bí quyết trong thực hành di sản văn hóa phi vật thể.

- Không tạo sự ganh đua, tranh chấp, mâu thuẫn và xung đột văn hóa giữa các cộng đồng, nhóm và cá nhân.

- Không ngăn cản cộng đồng chủ thể thực hành di sản, tiếp cận không gian và đồ vật trong thực hành di sản, hưởng lợi từ việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản.

- Không lợi dụng hoạt động bảo vệ, phát huy để đi ngược lại quyền sáng tạo, thực hành và hưởng thụ văn hóa của cộng đồng chủ thể di sản.

Có các hình thức truyền dạy di sản văn hóa phi vật thể nào?

Căn cứ tại Điều 7 Nghị định 39/2024/NĐ-CP quy định như sau:

Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể
1. Các cá nhân, cộng đồng chủ thể duy trì hoạt động truyền dạy di sản văn hóa phi vật thể trong và ngoài cộng đồng nhằm củng cố số lượng, chất lượng thực hành di sản văn hóa phi vật thể của nghệ nhân, người thực hành, người am hiểu.
2. Các hình thức truyền dạy di sản văn hóa phi vật thể gồm:
a) Nghệ nhân, người thực hành truyền dạy tri thức, kỹ năng và các biểu đạt văn hóa cho thế hệ kế cận trong cộng đồng chủ thể thông qua thực hành di sản văn hóa phi vật thể;
b) Nghệ nhân, người thực hành truyền dạy tri thức, kỹ năng và biểu đạt văn hóa cho cộng đồng khác thông qua đào tạo có chủ đích.
3. Chính quyền địa phương các cấp, các cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng tạo điều kiện hỗ trợ và bảo đảm điều kiện cho hoạt động truyền dạy di sản văn hóa phi vật thể trong các Danh sách của UNESCO, Danh mục của quốc gia và di sản có nguy cơ mai một, thất truyền.

Như vậy, từ 01/6/2024 sẽ có các hình thức truyền dạy di sản văn hóa phi vật thể gồm:

- Nghệ nhân, người thực hành truyền dạy tri thức, kỹ năng và các biểu đạt văn hóa cho thế hệ kế cận trong cộng đồng chủ thể thông qua thực hành di sản văn hóa phi vật thể;

- Nghệ nhân, người thực hành truyền dạy tri thức, kỹ năng và biểu đạt văn hóa cho cộng đồng khác thông qua đào tạo có chủ đích.

Nghị định 39/2024/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 6 năm 2024.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Di sản văn hóa

Nguyễn Thị Thu Yến

Di sản văn hóa
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Di sản văn hóa có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Di sản văn hóa
MỚI NHẤT
Pháp luật
Ngày Di sản văn hóa Việt Nam là ngày nào? Việt Nam có bao nhiêu di sản văn hóa được UNESCO công nhận?
Pháp luật
Việc xây dựng và tiêu chuẩn phát huy giá trị di sản văn hóa mới tiệm cận với tiêu chí, tiêu chuẩn của tổ chức nào tại Nghị quyết 09-NQ/TU 2022?
Pháp luật
Nghị định 39/2024/NĐ-CP quy định về biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể thế nào?
Pháp luật
Di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh là gì? Di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh được quy định như thế nào trong Luật Di sản văn hóa?
Pháp luật
Thủ tục cấp phép cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu sưu tầm di sản văn hóa phi vật thể tại địa phương mới nhất ra sao?
Pháp luật
Mức lương viên chức được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành di sản văn hóa có trình độ trung cấp khi hết thời gian tập sự là bao nhiêu?
Pháp luật
Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới là gì? Quyết định phê duyệt kế hoạch quản lý được gửi và lưu giữ tại các cơ quan nào?
Pháp luật
Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới hỗn hợp là gì? Kế hoạch quản lý di sản thế giới phải phân thành định kỳ 05 năm để làm gì?
Pháp luật
Di sản văn hóa thế giới là gì? Kế hoạch quản lý di sản văn hóa thế giới được lập theo nguyên tắc nào?
Pháp luật
Nhà nước khuyến khích duy trì, phục hồi và phát triển nghề thủ công truyền thống thông có giá trị tiêu biểu qua các biện pháp nào?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào