Thời gian lái xe ô tô tối đa của một người là bao nhiêu giờ theo quy định năm 2024? Tính toán thời gian lái xe thế nào?
Thời gian lái xe ô tô tối đa của một người là bao nhiêu giờ theo quy định năm 2024? Tính toán thời gian lái xe thế nào?
Căn cứ tại Điều 5 Thông tư 09/2015/TT-BGTVT được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 2 Thông tư 05/2024/TT-BGTVT quy định về tính toán thời gian lái xe như sau:
Tính toán thời gian lái xe
a) Thời gian lái xe của một người lái xe được xác định khi người lái xe điều khiển phương tiện tham gia giao thông (chỉ tính thời gian khi phương tiện di chuyển có tốc độ);
b) Quá thời gian lái xe liên tục được xác định khi có tổng thời gian lái xe của một người vượt quá 04 giờ nhưng người lái xe không dừng nghỉ theo quy định tại khoản 4 Điều 11 Nghị định số 10/2020/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô hoặc không thực hiện đổi người lái xe;
c) Quá thời gian làm việc của người lái xe trong ngày được xác định khi có tổng thời gian lái xe của một người trong ngày vượt quá 10 giờ. Ngày làm việc của người lái xe được tính từ 00:00 giờ đến 24:00 giờ;
d) Phương pháp tính toán thực hiện theo quy định tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư này.
Cụ thể, tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư 05/2024/TT-BGTVT có nêu rõ phương pháp tính toán thời gian lái xe được thực hiện như sau:
Thời gian lái xe:
a) Thời gian xác định xe bắt đầu di chuyển khi có 2 bản tin liên tiếp có V[N] > 3 km/h.
b) Thời gian kết thúc khi:
- Thời gian dừng, đỗ >= 15 phút (áp dụng đối với xe tuyến cố định, xe hợp đồng, xe du lịch và xe vận tải hàng hoá, xe buýt liên tỉnh); >= 5 phút (áp dụng đối với xe buýt nội tỉnh, xe taxi).
- Thiết bị ghi nhận thay đổi lái xe.
2. Tính toán vi phạm thời gian lái xe:
a) Vi phạm thời gian lái xe liên tục: được xác định khi có thời gian lái xe của một người vượt quá 4 giờ nhưng không dừng, đỗ xe >= 15 phút (áp dụng đối với xe tuyến cố định, xe hợp đồng, xe du lịch, xe buýt liên tỉnh và xe vận tải hàng hoá); >= 5 phút (áp dụng đối với xe buýt nội tỉnh, xe taxi) hoặc không đổi lái xe.
Bổ sung thuật toán: đối với các đơn vị có truyền thông tin bật/tắt động cơ xe là một điều kiện tính toán, trong trường hợp phương tiện vẫn di chuyển nhưng không có dữ liệu thì vẫn tính thời gian lái xe liên tục.
b) Vi phạm thời gian lái xe trong ngày: được xác định khi tổng thời gian lái xe của một người trong ngày vượt quá 10 giờ.
3. Thời gian dừng, đỗ:
Được bắt đầu tính khi 2 bản tin liên tiếp có V[N] ≤ 3 km/h và V[N-1] ≤ 3 km/h và kết thúc khi có 2 bản tin liên tiếp có V[N] > 3 km/h và V[N-1] > 3 km/h.
Như vậy, thời gian lái xe ô tô tối đa của một người được xác định dựa trên tổng thời gian lái xe như sau:
- Không quá 4 giờ lái xe liên tục, trong trường hợp không dừng, đỗ xe >= 15 phút (áp dụng đối với xe tuyến cố định, xe hợp đồng, xe du lịch, xe buýt liên tỉnh và xe vận tải hàng hoá); >= 5 phút (áp dụng đối với xe buýt nội tỉnh, xe taxi) hoặc không đổi lái xe.
- Không quá 10 giờ làm việc trong ngày tính từ 00:00 giờ đến 24:00 giờ.
Thời gian lái xe ô tô tối đa của một người là bao nhiêu giờ theo quy định năm 2024? Tính toán thời gian lái xe thế nào?
Tài xế vi phạm thời gian lái xe bị phạt bao nhiêu tiền?
Theo quy định trên thì tài xế lái xe ô tô không được lái xe liên tục quá 4 tiếng và không được lái xe quá 10 tiếng/ngày. Do đó, nếu tài xế vi phạm thời gian lái xe này bị phạt theo quy định tại điểm d khoản 6 Điều 23 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:
Xử phạt người điều khiển xe ô tô chở hành khách, ô tô chở người và các loại xe tương tự xe ô tô chở hành khách, chở người vi phạm quy định về vận tải đường bộ
...
6. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
...
d) Điều khiển xe ô tô quá thời gian quy định tại khoản 1 Điều 65 của Luật giao thông đường bộ;
...
Như vậy, tài xế vi phạm thời gian lái xe sẽ bị phạt số tiền từ 3 triệu đến 5 triệu đồng.
Người lái xe ô tô vận tải hành khách có trách nhiệm gì?
Căn cứ vào Điều 70 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định như sau:
Trách nhiệm của người lái xe và nhân viên phục vụ trên xe ô tô vận tải hành khách
1. Kiểm tra các điều kiện bảo đảm an toàn của xe trước khi khởi hành.
2. Có thái độ văn minh, lịch sự, hướng dẫn hành khách ngồi đúng nơi quy định.
3. Kiểm tra việc sắp xếp, chằng buộc hành lý, hàng hóa bảo đảm an toàn.
4. Có biện pháp bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản của hành khách đi xe, giữ gìn trật tự, vệ sinh trong xe.
5. Đóng cửa lên xuống của xe trước và trong khi xe chạy.
Theo đó, người lái xe ô tô vận tải hành khách có trách nhiệm thực hiện những việc như:
- Kiểm tra các điều kiện bảo đảm an toàn của xe trước khi khởi hành.
- Có thái độ văn minh, lịch sự, hướng dẫn hành khách ngồi đúng nơi quy định.
- Kiểm tra việc sắp xếp, chằng buộc hành lý, hàng hóa bảo đảm an toàn.
- Có biện pháp bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản của hành khách đi xe, giữ gìn trật tự, vệ sinh trong xe
- Đóng cửa lên xuống của xe trước và trong khi xe chạy.
Thông tư 05/2024/TT-BGTVT có hiệu lực từ ngày 01/6/2024.
Nguyễn Thị Thu Yến
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Người lái xe có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Anh em họ hàng chung sống với nhau như vợ chồng bị phạt bao nhiêu? Giải quyết hậu quả việc chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thế nào?
- Mẫu Bản kiểm điểm Đảng viên của Bí thư đảng đoàn mới nhất? Tải mẫu ở đâu? Nội dung kiểm điểm của Bí thư đảng đoàn?
- Kỳ kế toán năm đầu tiên ngắn hơn 90 ngày thì có được cộng qua năm sau để tính thành một kỳ kế toán năm không?
- Mẫu đơn dự thầu hồ sơ mời sơ tuyển dịch vụ phi tư vấn qua mạng mới nhất là mẫu nào? Tải về ở đâu?
- Cơ sở dịch vụ photocopy có phải xuất trình hồ sơ, giấy tờ liên quan đến hoạt động của cơ sở dịch vụ photocopy không?