Thời hạn thẩm định hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ trong phòng vệ thương mại là bao lâu?
- Thời hạn thẩm định hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ trong phòng vệ thương mại là bao lâu?
- Xác định thiệt hại nghiêm trọng và đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng của ngành sản xuất trong nước dựa vào những yếu tố nào?
- Trong Quyết định về việc điều tra áp dụng biện pháp tự vệ trong phòng vệ thương mại có những nội dung chính nào?
Thời hạn thẩm định hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ trong phòng vệ thương mại là bao lâu?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 49 Nghị định 10/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Thẩm định hồ sơ
1. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được Hồ sơ yêu cầu, Cơ quan điều tra có trách nhiệm xem xét tính đầy đủ và hợp lệ của Hồ sơ yêu cầu.
2. Trong trường hợp xác định Hồ sơ yêu cầu chưa đầy đủ và hợp lệ, Cơ quan điều tra thông báo cho tổ chức, cá nhân nộp Hồ sơ yêu cầu. Tổ chức, cá nhân có ít nhất 30 ngày để bổ sung các nội dung còn thiếu theo yêu cầu của Cơ quan điều tra.
3. Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày Cơ quan điều tra thông báo nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Cơ quan điều tra chịu trách nhiệm thẩm định hồ sơ gửi Bộ trưởng Bộ Công Thương xem xét quyết định điều tra. Trong trường hợp cần thiết, việc ban hành quyết định điều tra có thể được gia hạn nhưng không quá 30 ngày.
4. Nội dung thẩm định Hồ sơ yêu cầu bao gồm:
a) Xác định tư cách đại diện hợp pháp cho ngành sản xuất trong nước của tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Nghị định này;
b) Xác định chứng cứ về việc hàng hóa nhập khẩu quá mức vào Việt Nam gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng của ngành sản xuất trong nước.
Như vậy theo quy định trên thời hạn thẩm định hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ trong phòng vệ thương mại là 45 ngày kể từ ngày Cơ quan điều tra thông báo nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ.
Thời hạn thẩm định hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ trong phòng vệ thương mại là bao lâu? (Hình từ Internet)
Xác định thiệt hại nghiêm trọng và đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng của ngành sản xuất trong nước dựa vào những yếu tố nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 51 Nghị định 10/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Xác định thiệt hại nghiêm trọng và đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng của ngành sản xuất trong nước
1. Khi xác định thiệt hại nghiêm trọng và đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng của ngành sản xuất trong nước, Cơ quan điều tra xem xét các yếu tố sau đây:
a) Mức độ gia tăng khối lượng, số lượng của hàng hóa nhập khẩu một cách tuyệt đối hoặc tương đối so với khối lượng, số lượng của hàng hóa tương tự hoặc hàng hóa cạnh tranh trực tiếp sản xuất trong nước;
b) Mức độ gia tăng khối lượng, số lượng của hàng hóa nhập khẩu quy định tại điểm a khoản này do tác động của những diễn biến không lường trước;
c) Tác động về giá của hàng hóa nhập khẩu bị điều tra đối với giá của hàng hóa tương tự hoặc hàng hóa cạnh tranh trực tiếp sản xuất trong nước;
d) Tác động của việc gia tăng nhập khẩu hàng hóa bị điều tra đến ngành sản xuất trong nước thông qua các yếu tố: Thị phần, doanh thu, sản lượng, công suất thiết kế, công suất sử dụng, lợi nhuận, lao động, tồn kho và các yếu tố khác mà Cơ quan điều tra xác định là phù hợp.
2. Việc xác định thiệt hại nghiêm trọng và đe dọa thiệt hại nghiêm trọng của ngành sản xuất trong nước phải bảo đảm dựa trên những chứng cứ cụ thể.
3. Thời kỳ điều tra đối với xác định thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng của ngành sản xuất trong nước là 03 năm. Trong trường hợp ngành sản xuất trong nước hoạt động ít hơn 03 năm, dữ liệu thu thập sẽ là toàn bộ thời gian hoạt động của ngành sản xuất trong nước tính đến thời điểm Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định điều tra.
Như vậy theo quy định trên xác định thiệt hại nghiêm trọng và đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng của ngành sản xuất trong nước dựa vào những yếu tố sau đây:
- Thứ nhất xét về mức độ gia tăng khối lượng, số lượng của hàng hóa nhập khẩu một cách tuyệt đối hoặc tương đối so với khối lượng, số lượng của hàng hóa tương tự hoặc hàng hóa cạnh tranh trực tiếp sản xuất trong nước.
- Thứ hai xét về mức độ gia tăng khối lượng, số lượng của hàng hóa nhập khẩu quy định tại điểm a khoản 1 Điều 51 Nghị định 10/2018/NĐ-CP do tác động của những diễn biến không lường trước.
- Thứ ba xét về tác động về giá của hàng hóa nhập khẩu bị điều tra đối với giá của hàng hóa tương tự hoặc hàng hóa cạnh tranh trực tiếp sản xuất trong nước.
- Cuối cùng xét về tác động của việc gia tăng nhập khẩu hàng hóa bị điều tra đến ngành sản xuất trong nước thông qua các yếu tố:
+ Thị phần.
+ Doanh thu, sản lượng.
+ Công suất thiết kế, công suất sử dụng.
+ Lợi nhuận.
+ Lao động.
+ Tồn kho.
+ Yếu tố khác mà Cơ quan điều tra xác định là phù hợp.
Trong Quyết định về việc điều tra áp dụng biện pháp tự vệ trong phòng vệ thương mại có những nội dung chính nào?
Căn cứ tại Điều 50 Nghị định 10/2018/NĐ-CP quy định Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc điều tra áp dụng biện pháp tự vệ bao gồm các nội dung chính như sau:
- Mô tả chi tiết hàng hóa nhập khẩu bị điều tra, mã số hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam và mức thuế nhập khẩu có hiệu lực áp dụng theo biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu tại từng thời kỳ.
- Tên của các doanh nghiệp và đại diện của các tổ chức, cá nhân trong nước sản xuất hàng hóa tương tự, hàng hóa cạnh tranh trực tiếp yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ.
- Tóm tắt các thông tin về sự gia tăng nhập khẩu hàng hóa bị điều tra.
- Thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa thiệt hại nghiêm trọng của ngành sản xuất trong nước do sự gia tăng nhập khẩu.
Phạm Thị Kim Linh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Phòng vệ thương mại có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi nào thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 12 tháng? Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật lao động khiển trách và kéo dài thời hạn nâng lương cùng lúc được không?
- Công trình xử lý chất thải là gì? Đất công trình xử lý chất thải là gì? Đất công trình xử lý chất thải thuộc nhóm đất nào?
- Sau khi nộp tiền thuế, người nộp thuế có được nhận chứng từ thu tiền thuế? Trách nhiệm nộp tiền thuế của người nộp thuế?
- Bảo hiểm nhân thọ là gì? Nguyên tắc thế quyền có được áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ không?
- Người lao động có phải nộp bản chính bằng đại học cho công ty khi ký hợp đồng lao động hay không?