Thủ tục thông báo giải thể thư viện cấp xã, thư viện cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục khác là thư viện công lập ra sao?
Thủ tục thông báo giải thể thư viện cấp xã, thư viện cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục khác là thư viện công lập ra sao?
Căn cứ tại tiểu mục 3 Mục III Phần II Thủ tục ban hành kèm theo Quyết định 997/QÐ-BVHTTDL 2024, thủ tục thông báo giải thể thư viện cấp xã; thư viện cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở giáo dục khác là thư viện công lập như sau:
* Trình tự thực hiện:
- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày ban hành Quyết định giải thể thư viện, cơ quan, tổ chức thành lập thư viện phải gửi thông báo đến Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi thư viện đặt trụ sở.
- Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ thông báo hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp huyện phải trả lời bằng văn bản; trường hợp không đồng ý phải nêu rõ lý do.
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày tiếp nhận thông báo, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm gửi văn bản yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân bổ sung hoặc điều chỉnh hồ sơ.
* Cách thức thực hiện: Gửi trực tiếp, trực tuyến hoặc qua đường bưu điện đến Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi thư viện đặt trụ sở.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ: Bản sao Quyết định của cơ quan có thẩm quyền hoặc Thông báo giải thể/chấm dứt hoạt động thư viện (theo Mẫu M03 quy định tại khoản 5 Điều 3 Thông tư 01/2020/TT-BVHTTDL Tải).
- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
* Thời hạn giải quyết: 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan thành lập thư viện.
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp huyện.
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản trả lời.
* Phí, lệ phí: Không quy định.
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (đối với trường hợp sử dụng hình thức văn bản thông báo): Thông báo giải thể/chấm dứt hoạt động thư viện (theo Mẫu M03 quy định tại khoản 5 Điều 3 Thông tư 01/2020/TT-BVHTTDL Tải)
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.
Thủ tục thông báo giải thể thư viện cấp xã, thư viện cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục khác là thư viện công lập ra sao? (Hình từ Internet)
Hướng dẫn điền mẫu Thông báo giải thể/ chấm dứt hoạt động thư viện mới nhất ra sao?
Mẫu thông báo giải thể/ chấm dứt hoạt động thư viện (Mẫu M03) quy định tại khoản 5 Điều 3 Thông tư 01/2020/TT-BVHTTDL
Dựa theo ký hiệu đánh trong mẫu Thông báo giải thể/ chấm dứt hoạt động thư viện, có thể điền theo hướng dẫn dưới đây:
(1) Tên cơ quan, tổ chức thành lập thư viện; cơ sở giáo dục có thư viện.
(2) Áp dụng đối với các trường hợp giải thể thư viện công lập.
(3) Áp dụng đối với các trường hợp tự chấm dứt hoạt động của thư viện cộng đồng, thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng, thư viện của tổ chức, cá nhân nước ngoài có phục vụ người Việt Nam; chấm dứt hoạt động của thư viện của tổ chức khác.
(4) Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận thông báo quy định tại Điều 23 Luật Thư viện 2019.
(5) Cơ quan, tổ chức, cá nhân thành lập thư viện.
(6) Đối với thư viện của cơ quan, đơn vị, tổ chức, cơ sở giáo dục.
(7) Đối với thư viện cộng đồng, thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng, thư viện của tổ chức, cá nhân nước ngoài có phục vụ người Việt Nam.
Trách nhiệm xây dựng và phát triển vốn tài liệu của thư viện cấp xã ra sao?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 7 Thông tư 13/2016/TT-BVHTTDL, có quy định về trách nhiệm trong thực hiện hoạt động chuyên môn của thư viện cấp xã như sau:
Trách nhiệm trong thực hiện hoạt động chuyên môn của thư viện cấp xã
1. Xây dựng và phát triển vốn tài liệu của thư viện:
a) Xây dựng kế hoạch bổ sung vốn tài liệu từ nguồn ngân sách phù hợp với trình độ và nhu cầu của nhân dân, với đặc điểm và yêu cầu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương; trình cơ quan chủ quản để đưa vào kế hoạch xây dựng phát triển vốn tài liệu hàng năm;
b) Tăng cường vốn tài liệu thông qua việc tiếp nhận sách, báo luân chuyển từ thư viện tỉnh, huyện; sách báo do các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tài trợ, biếu, tặng hoặc trao đổi với các thư viện, phòng đọc sách khác trên địa bàn;
c) Tổ chức khảo sát nhu cầu của người sử dụng trên địa bàn để xây dựng kế hoạch bổ sung cho phù hợp;
d) Tham gia và phối hợp hỗ trợ thư viện cấp tỉnh, cấp huyện trong việc xây dựng và phát triển vốn tài liệu địa chí của địa phương;
…
Như vậy, theo quy định trên thì thư viện công cộng cấp xã có trách nhiệm xây dựng và phát triển vốn tài liệu trong thư viện theo 04 nội dung như sau:
Nội dung 1: Xây dựng kế hoạch bổ sung vốn tài liệu từ nguồn ngân sách phù hợp với trình độ và nhu cầu của nhân dân, với đặc điểm và yêu cầu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương; trình cơ quan chủ quản để đưa vào kế hoạch xây dựng phát triển vốn tài liệu hàng năm;
Nội dung 2: Tăng cường vốn tài liệu thông qua việc tiếp nhận sách, báo luân chuyển từ thư viện tỉnh, huyện; sách báo do các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tài trợ, biếu, tặng hoặc trao đổi với các thư viện, phòng đọc sách khác trên địa bàn;
Nội dung 3: Tổ chức khảo sát nhu cầu của người sử dụng trên địa bàn để xây dựng kế hoạch bổ sung cho phù hợp;
Nội dung 4: Tham gia và phối hợp hỗ trợ thư viện cấp tỉnh, cấp huyện trong việc xây dựng và phát triển vốn tài liệu địa chí của địa phương.
Phan Thị Phương Hồng
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Thư viện có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đất xây dựng cơ sở ngoại giao là đất gì? Có phải chuyển sang thuê đất khi sử dụng đất xây dựng cơ sở ngoại giao kết hợp với mục đích thương mại?
- Ngày truyền thống của Cựu chiến binh 6 12 là ngày để tôn vinh, biểu dương sự cống hiến to lớn của Cựu chiến binh đúng không?
- Quy trình, thủ tục cấp Quyết định phát hành trò chơi điện tử G1 trên mạng từ ngày 25/12/2024 thực hiện như thế nào?
- Mẫu Công văn báo cáo kết quả đại hội theo Nghị định 126 áp dụng từ ngày 26/11/2024 như thế nào?
- Mẫu đăng ký chi bộ 4 tốt, đảng bộ 4 tốt mới nhất? Tải về file word Mẫu đăng ký chi bộ 4 tốt, đảng bộ 4 tốt?