Tiêu chuẩn mới nhất của Chấp hành viên sơ cấp về năng lực chuyên môn nghiệp vụ và trình độ đào tạo, bồi dưỡng là gì?
- Tiêu chuẩn mới nhất về năng lực chuyên môn nghiệp vụ của Chấp hành viên sơ cấp là gì?
- Tiêu chuẩn mới nhất về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của Chấp hành viên sơ cấp là gì?
- Tiêu chuẩn chung đối với công chức thi hành án dân sự là gì?
- Nhiệm vụ của Chấp hành viên sơ cấp là gì?
- Người dự thi vào ngạch Chấp hành viên sơ cấp phải có thời gian làm công tác pháp luật là bao lâu?
Tiêu chuẩn mới nhất về năng lực chuyên môn nghiệp vụ của Chấp hành viên sơ cấp là gì?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 7 Thông tư 02/2024/TT-BTP quy định tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ của Chấp hành viên sơ cấp như sau:
- Nắm vững đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, chỉ thị, nghị quyết của cấp trên để vận dụng vào công tác thi hành án dân sự, thi hành án hành chính;
- Nắm vững nội dung pháp luật về thi hành án dân sự, thi hành án hành chính và áp dụng thành thạo các nguyên tắc, chế độ, thủ tục về nghiệp vụ thi hành án trong việc tổ chức thi hành các vụ việc được giao;
- Nắm được tình hình kinh tế, xã hội ở địa phương; thông thạo địa bàn được phụ hách;
- Có khả năng phối hợp tốt với cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan trong thực hiện nhiệm vụ được giao;
- Có khả năng giáo dục, thuyết phục đương sự thi hành bản án, quyết định của Tòa án; quyết định xử lý vụ việc của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh và phán quyết, quyết định của Trọng tài thương mại;
- Có khả năng soạn thảo các văn bản liên quan đến chức trách, nhiệm vụ được giao;
- Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản.
Tiêu chuẩn mới nhất của Chấp hành viên sơ cấp về năng lực chuyên môn nghiệp vụ và trình độ đào tạo, bồi dưỡng là gì? (Hình từ Internet)
Tiêu chuẩn mới nhất về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của Chấp hành viên sơ cấp là gì?
Khoản 4 Điều 7 Thông tư 02/2024/TT-BTP quy định tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của Chấp hành viên sơ cấp như sau:
- Có trình độ cử nhân luật trở lên;
- Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên và tương đương;
- Có chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ thi hành án dân sự.
Tiêu chuẩn chung đối với công chức thi hành án dân sự là gì?
Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 02/2024/TT-BTP quy định về tiêu chuẩn chung của công chức ngành thi hành án như sau:
- Có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng; trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; bảo vệ lợi ích của Tổ quốc, của Nhân dân.
- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của công chức theo quy định của pháp luật; nghiêm túc chấp hành sự phân công nhiệm vụ của cấp trên; tuân thủ pháp luật, giữ vững kỷ luật, kỷ cương, trật tự hành chính; gương mẫu thực hiện nội quy, quy chế của cơ quan.
- Tận tụy, trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, khách quan, công tâm và gương mẫu trong thực thi công vụ; lịch sự, văn hóa và chuẩn mực trong giao tiếp, phục vụ nhân dân.
- Có lối sống và sinh hoạt lành mạnh, khiêm tốn, đoàn kết; cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; không lợi dụng việc công để mưu cầu lợi ích cá nhân; không quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.
- Thường xuyên có ý thức học tập, rèn luyện nâng cao phẩm chất, trình độ, năng lực.
- Có đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- Công chức được đăng ký dự thi nâng ngạch, xét nâng ngạch phải đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của Chính phủ.
Nhiệm vụ của Chấp hành viên sơ cấp là gì?
Khoản 2 Điều 7 Thông tư 02/2024/TT-BTP quy định về nhiệm vụ của Chấp hành viên sơ cấp như sau:
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 20 của Luật Thi hành án dân sự;
- Hướng dẫn nghiệp vụ đối với Thư ký thi hành án, Thư ký trung cấp thi hành án;
- Triển khai thực hiện công tác thi hành án hành chính theo quy định của pháp luật;
- Xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện quyết định thi hành án dân sự; thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân theo quy định;
- Báo cáo kết quả thi hành án dân sự, thi hành án hành chính; kiến nghị các biện pháp giải quyết;
- Nghiên cứu, kiến nghị, sửa đổi bổ sung các văn bản về thi hành án, đề xuất ý kiến đóng góp về hoàn thiện hệ thống pháp luật thi hành án;
- Tham gia xây dựng văn bản về công tác thi hành án dân sự, thi hành án hành chính thuộc lĩnh vực được giao, đề xuất những vấn đề về tổ chức thi hành án dân sự, thi hành án hành chính thuộc thẩm quyền;
- Thực hiện nhiệm vụ khác do Thủ trưởng cơ quan thi hành án giao.
Người dự thi vào ngạch Chấp hành viên sơ cấp phải có thời gian làm công tác pháp luật là bao lâu?
Theo khoản 5 Điều 7 Thông tư 02/2024/TT-BTP quy định:
Ngạch Chấp hành viên sơ cấp
...
5. Người dự thi vào ngạch Chấp hành viên sơ cấp phải có thời gian làm công tác pháp luật từ 03 năm (36 tháng) trở lên.
Theo đó, bên cạnh việc đáp ứng các tiêu chuẩn chung của công chức ngành thi hành án, các tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ, về trình độ đào tạo, bồi dưỡng thì người dự thi vào ngạch Chấp hành viên sơ cấp còn phải có thời gian làm công tác pháp luật từ 03 năm (36 tháng) trở lên.
Đỗ Thị Lan Anh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Chấp hành viên sơ cấp có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu hợp đồng giao khoán của hợp tác xã mới nhất? Hợp tác xã có được tự thiết kế biểu mẫu chứng từ kế toán không?
- Lịch đi nghĩa vụ quân sự năm 2025 chính thức thế nào? Chế độ báo cáo về việc tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ năm 2025?
- Mua trả chậm và mua trả góp khác nhau thế nào? Mức xử phạt hành chính đối với hành vi không thanh toán đúng hạn?
- Nhà nước có hỗ trợ hợp tác xã làm chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp hay không?
- Đua xe trái phép gây chết người có thể bị phạt tù đối với những tội nào? Con cái đua xe gây chết người thì cha mẹ giao xe có bị truy cứu hình sự?