Tiêu chuẩn xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Quốc hội Việt Nam theo quy định mới nhất 2024?
Tiêu chuẩn xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Quốc hội Việt Nam theo quy định mới nhất 2024?
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Nghị quyết 43/2024/UBTVQH15 thì tiêu chuẩn xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Quốc hội Việt Nam tùy thuộc vào từng đối tượng như sau:
Đối tượng 1:
Cá nhân quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 4 Nghị quyết 43/2024/UBTVQH15 chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và có đóng góp vào quá trình phát triển của Quốc hội Việt Nam.
Cá nhân quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều 4 Nghị quyết 43/2024/UBTVQH15 gồm:
- Lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước; lãnh đạo Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
- Lãnh đạo các Bộ, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương; lãnh đạo tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
- Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội và Trưởng Ban thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Nguyên Chủ tịch Quốc hội, nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội, nguyên Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nguyên Tổng Thư ký Quốc hội, nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, nguyên Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội và nguyên Trưởng Ban thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Đối tượng 2:
Cá nhân quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 4 Nghị quyết 43/2024/UBTVQH15 chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và đạt một trong các tiêu chuẩn sau đây:
- Có thời gian tham gia làm đại biểu Quốc hội trọn 01 nhiệm kỳ trở lên;
- Lãnh đạo Văn phòng Quốc hội, lãnh đạo cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cán bộ, công chức thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội có thời gian giữ chức vụ từ đủ 05 năm trở lên, không kể thời gian thi hành kỷ luật.
Cá nhân quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 4 Nghị quyết 43/2024/UBTVQH15 gồm có:
- Đại biểu Quốc hội.
- Lãnh đạo Văn phòng Quốc hội, lãnh đạo cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội và cán bộ, công chức thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Đối tượng 3:
Cá nhân quy định tại khoản 6 Điều 4 Nghị quyết 43/2024/UBTVQH15 chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và đạt các tiêu chuẩn sau đây:
- Đã được tặng kỷ niệm chương của Văn phòng Quốc hội;
- Có ít nhất là 05 năm hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên kể từ ngày được Văn phòng Quốc hội tặng Kỷ niệm chương.
Cá nhân quy định tại khoản 6 Điều 4 Nghị quyết 43/2024/UBTVQH15 gồm có:
- Công chức, viên chức, người lao động của Văn phòng Quốc hội, Viện Nghiên cứu lập pháp, Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Đối tượng 4:
Công dân Việt Nam không thuộc đối tượng 1, 2, 3 chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và đạt một trong các tiêu chuẩn sau đây:
- Có đóng góp xứng đáng vào quá trình phát triển của Quốc hội Việt Nam;
- Có sáng kiến, đề tài khoa học, đề án khoa học, công trình khoa học và công nghệ đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận hoặc nghiệm thu và có giá trị thực tiễn, đóng góp thiết thực, hiệu quả vào quá trình phát triển của Quốc hội Việt Nam.
Cá nhân quy định tại khoản 7 Điều 4 Nghị quyết 43/2024/UBTVQH15 gồm có:
Đối tượng 5:
Người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài chấp hành tốt chính sách, pháp luật Việt Nam và đạt một trong các tiêu chuẩn sau đây:
- Có đóng góp vào quá trình phát triển của Quốc hội Việt Nam;
- Có đóng góp trong việc xây dựng và củng cố quan hệ hợp tác giữa các nước, các tổ chức quốc tế với Quốc hội Việt Nam.
Đối với các trường hợp khác do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định.
Tiêu chuẩn xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Quốc hội Việt Nam theo quy định mới nhất 2024? (Hình từ Internet)
Mức tiền thưởng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Quốc hội Việt Nam là bao nhiêu?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 58 Nghị định 98/2023/NĐ-CP có nội dung:
Mức tiền thưởng Bằng khen, Giấy khen, Kỷ niệm chương
1. Đối với cá nhân:
a) Cá nhân được tặng hoặc truy tặng “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” được tặng Bằng, khung và được thưởng 3,5 lần mức lương cơ sở;
b) Cá nhân được tặng hoặc truy tặng Bằng khen của bộ, ban, ngành, tỉnh được tặng Bằng, khung và được thưởng 1,5 lần mức lương cơ sở;
c) Cá nhân được tặng Kỷ niệm chương của Ủy ban Thường vụ Quốc hội được tặng Bằng, khung, Kỷ niệm chương, Hộp đựng Kỷ niệm chương và kèm theo mức tiền thưởng không quá 0,8 lần mức lương cơ sở;
d) Cá nhân được tặng Kỷ niệm chương của bộ, ban, ngành, tỉnh, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp có tổ chức đảng đoàn hoặc có tổ chức đảng thuộc Đảng bộ khối các cơ quan trung ương được tặng Bằng, khung, Kỷ niệm chương, Hộp đựng Kỷ niệm chương và kèm theo mức tiền thưởng không quá 0,6 lần mức lương cơ sở;
đ) Cá nhân được tặng Bằng khen của quân khu, quân đoàn, quân chủng, binh chủng, tổng cục và tương đương thuộc Bộ Quốc phòng, Ban Cơ yếu Chính phủ; Bằng khen của Đại học Quốc gia được tặng Bằng, khung và kèm theo mức tiền thưởng 1,0 lần mức lương cơ sở;
e) Cá nhân được tặng Giấy khen quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 75 của Luật Thi đua, khen thưởng được tặng Bằng, khung và kèm theo mức tiền thưởng 0,3 lần mức lương cơ sở;
g) Cá nhân được tặng Giấy khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã được tặng Bằng, khung và kèm theo mức tiền thưởng 0,15 lần mức lương cơ sở.
Như vậy, theo quy định pháp luật hiện hành thì mức tiền thưởng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Quốc hội Việt Nam là không quá 0,8 lần mức lương cơ sở;
Mức lương cơ sở hiện nay là 1.800.000 đồng/tháng (Theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 24/2023/NĐ-CP).
Theo đó, mức tiền thưởng đối với Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Quốc hội Việt Nam là 1.440.000 đồng.
Tuy nhiên, từ ngày 01/7/2024 khi thực hiện cải cách tiền lương thì sẽ bỏ mức lương cơ sở. Do đó, trong thời gian tới có thể sẽ có hướng dẫn mới về mức tiền thưởng.
Kỷ niệm chương có phải hình thức khen thưởng không?
Căn cứ tại Điều 9 Luật Thi đua, Khen thưởng 2022 có quy định:
Hình thức khen thưởng
1. Huân chương.
2. Huy chương.
3. Danh hiệu vinh dự nhà nước.
4. “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước”.
5. Kỷ niệm chương.
6. Bằng khen.
7. Giấy khen.
Như vậy, kỷ niệm chương là một hình thức khen thưởng theo quy định pháp luật hiện hành.
Phạm Phương Khánh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Kỷ niệm chương có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công đoàn Việt Nam là tổ chức gì? Thành viên hợp danh của công ty hợp danh được kết nạp vào Công đoàn Việt Nam không?
- Mục đích của đổi mới công nghệ là gì? 04 mục tiêu của chương trình Đổi mới công nghệ quốc gia là gì?
- Content về ngày 20 11 sáng tạo, thu hút? Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 2024 thứ mấy, ngày mấy âm lịch?
- Ngày 18 tháng 11 là ngày gì? Ngày 18 tháng 11 là thứ mấy? Ngày 18 tháng 11 có phải ngày nghỉ lễ, tết của người lao động không?
- Mẫu Công văn đề xuất xếp loại chất lượng chi bộ, tập thể lãnh đạo và đảng viên mới nhất là mẫu nào?