Theo Luật ngân sách, trước 01/6/2024 Bộ Tài Chính phải ban hành Thông tư hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước 2025 đúng không?
Trước 01/6/2024, Bộ Tài Chính phải ban hành Thông tư hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước 2025 đúng không?
Theo Điều 22 Nghị định 163/2016/NĐ-CP hướng dẫn Điều 44 Luật Ngân sách nhà nước 2015 quy định như sau:
Thời gian hướng dẫn lập, xây dựng, tổng hợp, quyết định và giao dự toán ngân sách nhà nước
1. Trước ngày 15 tháng 5 hằng năm, Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước năm sau.
2. Trước ngày 01 tháng 6 hằng năm, Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
a) Ban hành thông tư hướng dẫn về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch đầu tư phát triển năm sau;
b) Thông báo số kiểm tra dự toán chi đầu tư phát triển thuộc ngân sách nhà nước năm sau đến từng bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các cơ quan khác ở trung ương và từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
c) Thông báo số kiểm tra dự toán chi đầu tư phát triển thuộc ngân sách nhà nước năm sau của từng chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu đến từng bộ, cơ quan quản lý chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu.
3. Trước ngày 01 tháng 6 hằng năm, Bộ Tài chính:
a) Ban hành Thông tư hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm sau;
b) Thông báo số kiểm tra về dự toán ngân sách với tổng mức và từng khoản thu, chi ngân sách cho dự trữ quốc gia, từng lĩnh vực chi ngân sách thường xuyên năm sau đến từng bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các cơ quan khác ở trung ương;
c) Thông báo số kiểm tra dự toán chi ngân sách thường xuyên chi tiết theo từng lĩnh vực năm sau của từng chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu đến từng bộ, cơ quan quản lý chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu;
d) Thông báo số kiểm tra dự toán tổng số thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, tổng số chi ngân sách địa phương và một số lĩnh vực chi quan trọng đến từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
...
Theo đó, trước 1/6/2024, Bộ Tài chính sẽ ban hành Thông tư hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2025.
Đồng thời Bộ Tài chính sẽ thông báo số kiểm tra dự toán các khoản sau:
- Ngân sách với tổng mức và từng khoản thu, chi ngân sách cho dự trữ quốc gia, từng lĩnh vực chi ngân sách thường xuyên năm sau đến từng bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các cơ quan khác ở trung ương.
- Chi ngân sách thường xuyên chi tiết theo từng lĩnh vực năm sau của từng chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu đến từng bộ, cơ quan quản lý chương trình mục tiêu quốc giachương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu.
- Tổng số thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, tổng số chi ngân sách địa phương và một số lĩnh vực chi quan trọng đến từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Theo Luật ngân sách nhà nước hiện hành, trước 1/6/2024 Bộ Tài Chính ban hành Thông tư hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước 2025 đúng không? (Hình từ Internet)
yêu cầu về lập dự toán ngân sách nhà nước hằng năm như thế nào?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 42 Luật Ngân sách nhà nước 2015, yêu cầu về lập dự toán ngân sách nhà nước hằng năm như sau:
- Dự toán ngân sách nhà nước phải tổng hợp theo từng khoản thu, chi và theo cơ cấu chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên, chi dự trữ quốc gia, chi trả nợ và viện trợ, chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính, dự phòng ngân sách.
- Dự toán ngân sách của đơn vị dự toán ngân sách các cấp được lập phải thể hiện đầy đủ các khoản thu, chi theo đúng biểu mẫu, thời hạn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. Trong đó:
+ Dự toán thu ngân sách được lập trên cơ sở dự báo các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô và các chỉ tiêu có liên quan, các quy định của pháp luật về thuế, phí, lệ phí và chế độ thu ngân sách;
+ Dự toán chi đầu tư phát triển được lập trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; kế hoạch tài chính 05 năm, kế hoạch đầu tư trung hạn nguồn ngân sách nhà nước, khả năng cân đối các nguồn lực trong năm dự toán, quy định của pháp luật về đầu tư công, xây dựng và quy định khác của pháp luật có liên quan;
+ Dự toán chi thường xuyên được lập trên cơ sở nhiệm vụ được giao, nhiệm vụ được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
Việc lập dự toán ngân sách của các cơ quan nhà nước thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính; đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính thực hiện theo quy định của Chính phủ;
+ Dự toán chi ngân sách nhà nước đối với lĩnh vực giáo dục - đào tạo và dạy nghề, khoa học và công nghệ bảo đảm tỷ lệ theo quy định của pháp luật có liên quan;
+ Dự toán chi thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia được lập căn cứ vào danh mục các chương trình, tổng mức kinh phí thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia trong từng giai đoạn do Quốc hội quyết định, mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ và chi tiết các dự án thành phần đối với từng chương trình mục tiêu quốc gia;
+ Dự toán chi trả nợ được lập trên cơ sở bảo đảm trả các khoản nợ đến hạn của năm dự toán ngân sách;
+ Dự toán vay bù đắp bội chi ngân sách nhà nước phải căn cứ vào cân đối ngân sách nhà nước, khả năng từng nguồn vay, khả năng trả nợ và trong giới hạn an toàn về nợ theo nghị quyết của Quốc hội.
Trường hợp nào phải lập lại dự toán ngân sách nhà nước?
Căn cứ theo quy định tai Điều 48 Luật Ngân sách nhà nước 2015 quy định về trường hợp phải lập lại dự toán ngân sách nhà nước như sau:
Lập lại dự toán ngân sách nhà nước
1. Trong trường hợp dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương chưa được Quốc hội quyết định, Chính phủ lập lại dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương trình Quốc hội vào thời gian do Quốc hội quyết định.
2. Trường hợp dự toán ngân sách địa phương, phương án phân bổ ngân sách cấp mình chưa được Hội đồng nhân dân quyết định, Ủy ban nhân dân lập lại dự toán ngân sách địa phương, phương án phân bổ ngân sách cấp mình, trình Hội đồng nhân dân vào thời gian do Hội đồng nhân dân quyết định, nhưng không được chậm hơn thời hạn Chính phủ quy định.
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì trường hợp dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương chưa được Quốc hội quyết định, Chính phủ lập lại dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương trình Quốc hội vào thời gian do Quốc hội quyết định.
Phan Thị Phương Hồng
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Dự toán ngân sách nhà nước có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người được giáo dục có phải gửi bản cam kết về việc chấp hành quyết định áp dụng biện pháp giáo dục không?
- Hộ gia đình bị thu hồi đất và phải phá dỡ nhà ở có được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội không?
- Kê khai thuế là gì? Hành vi bị nghiêm cấm khi thực hiện kê khai thuế là hành vi nào theo quy định?
- Người nộp thuế lưu ý điều gì khi kê khai thuế? Cơ quan thuế có quyền yêu cầu người nộp thuế giải thích việc khai thuế?
- Ngày giao dịch đầu tiên của trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội được xác định thế nào?